4 nguyên tắc cần biết khi đi vay để tránh cảnh “vỡ nợ”

1150

Nắm vững các nguyên tắc khi đi vay không chỉ giúp bạn có một khoản vay hiệu quả, giải quyết được các vấn đề cấp thiết đồng thời ngăn cản tình trạng vỡ nợ diễn ra một cách triệt để.

Vay vốn luôn là một trong những phương án giải quyết nhanh chóng nhất khi bạn cần có ngay một khoản tiền lớn. Thế nhưng nếu không thể thanh toán khoản nợ, bạn sẽ còn phải đối mặt với nhiều tình huống khó khăn hơn. 

Vì vậy, dù bất kể là vay để kinh doanh, vay để mua nhà, mua xe hay bất cứ mục đích nào khác, trước tiên bạn cần nhớ kỹ các nguyên tắc khi đi vay để không còn mối lo vỡ nợ sau này.

Những ảnh hưởng thực tế từ vấn đề vỡ nợ khi đi vay

điểm tín dụng thấp khi bị vỡ nợ
Tình trạng vỡ nợ có thể làm ảnh hưởng đến điểm tín dụng và khả năng vay vốn của bạn

Tình trạng vỡ nợ luôn có khả năng diễn ra với bất kỳ ai, do đó bạn không nên chủ quan mà phải chú ý nhiều hơn nữa để tránh những tổn thất sau đây:

  • Điểm tín dụng thấp: Đây là một con số thể hiện tình hình tài chính và mức độ uy tín của bạn đối với các tổ chức tín dụng. Điểm tín dụng thấp sẽ được nêu trong lịch sử tín dụng và có thể làm hạn chế khả năng vay của bạn trong những lần tiếp theo
  • Gặp vấn đề pháp lý: Dù vay từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, nếu không còn khả năng thanh toán và bị bên cho vay đệ đơn, bạn sẽ phải tiếp nhận các hình thức xử lý dân sự và cưỡng chế thanh toán khi có khả năng
  • Chi trả nhiều hơn: Một khi phải thanh toán chậm hoặc không thể thanh toán, bạn sẽ phải chịu thêm các khoản phí phạt phát sinh khác

Nguyên tắc khi đi vay cần nắm rõ để không bị vỡ nợ

1. Xác định chắc chắn về khoản vay bạn cần

Nguyên tắc khi đi vay thiết yếu nhất chính là xác định mức độ cần thiết của khoản vay. Hãy suy nghĩ thật kỹ xem liệu bạn có cách giải quyết nguồn vốn nào khác hay việc vay vốn đã là phương án phù hợp nhất. 

Tiếp theo sau đó là khoản vay mong muốn. Việc định mức khoản vay này cần được xem xét dựa trên các nguyên tắc khi đi vay tiếp sau đây.

xác định khoản vay
Xác định mức độ cần thiết và hạn mức vay mong muốn là nguyên tắc khi đi vay rất cần thiết

2. Tìm hiểu kỹ các loại hình vay vốn hiện hành

Có 2 hình thức vay cơ bản nhất là vay thế chấp và vay tín chấp. Nếu vay thế chấp yêu cầu về tài sản đảm bảo thì vay tín chấp lại “dễ thở” hơn vì bạn chỉ cần chứng minh tài chính và uy tín của mình.

Nhiều tổ chức tài chính có hỗ trợ hạn mức vay thế chấp cao, lên đến 70-80% giá trị tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, nguyên tắc khi đi vay cần lưu ý là bạn chỉ nên vay ở mức 30-40% giá trị tài sản để hạn chế tối đa nguy cơ vỡ nợ.

Đối với phương pháp tính lãi, bạn sẽ được tính và trả lãi theo dư nợ giảm dần hoặc dư nợ gốc ban đầu. 

Các điều kiện vay vốn và mức độ hỗ trợ, lãi suất và hạn mức của mỗi hình thức đều khác nhau, do đó bạn nên tự tìm hiểu trước hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng tư vấn để hiểu rõ hơn.

3. Đảm bảo khả năng thanh toán nợ

Nguyên tắc khi đi vay về khả năng thanh toán nợ cực kỳ quan trọng: 

  • Lập bảng số tiền nợ cần thanh toán mỗi kỳ
  • Đảm bảo nguồn thu nhập đủ khả năng thanh toán số tiền nợ
  • Không để số tiền nợ thanh toán mỗi kỳ vượt quá 40% nguồn thu nhập

Mỗi tổ chức tín dụng đều có chính sách xử phạt đối với các trường hợp tất toán trước hạn hay trễ hạn. Để tối ưu ngân sách một cách tốt nhất, bạn nên tuân thủ 3 nguyên tắc khi đi vay trên để chắc chắn mình có đủ khả năng thanh toán, đồng thời tuân thủ lịch trả nợ để không chịu thêm phí phạt phát sinh.

khả năng trả nợ
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng vỡ nợ là không thể đảm bảo thanh toán khoản vay

4. Không để “nợ chồng lên nợ”

Đảm bảo việc thanh toán nợ là nguyên tắc khi đi vay quan trọng nhất vì nếu không còn khả năng thanh toán, tình trạng vỡ nợ sẽ có khả năng diễn ra cao hơn. Đảm bảo thanh toán nghĩa là nguồn thu nhập của bạn có thể trích ra một phần để chi trả mà không quá ảnh hưởng đến ngân sách chi tiêu trong cuộc sống. Do đó, các nguyên tắc khi đi vay ở mục số 3 là tiêu chuẩn để bạn đánh giá về khả năng của mình.

Nhiều người khi đến hạn trả nợ mà không thể đáp ứng thường sẽ tìm thêm những khoản vay khác để trả gốc và lãi cho khoản vay ban đầu. Hình thức này chỉ giải quyết được phần “ngọn”, trong khi phần “gốc” là những khoản nợ sẽ có xu hướng ngày càng lớn, khiến cho khả năng thanh toán của bạn yếu đi. Vì vậy, bạn không nên “mượn bên này – đắp bên khác” để ngăn ngừa tình trạng vỡ nợ sau này.

Trên đây là những nguyên tắc khi đi vay bạn cần nắm rõ trước khi thực hiện bất cứ hoạt động vay vốn nào. Vỡ nợ có thể kéo theo nhiều hệ lụy khác, vì vậy, hãy áp dụng nguyên tắc khi đi vay để vay vốn một cách thông minh và hiệu quả nhé!

0 / 5. 0