5 lời khuyên giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả

892

Có những thói quen xấu tưởng chừng như nhỏ nhoi nhưng lại lặp đi lặp lại hàng ngày khiến cuộc sống của bạn nói chung và tình hình tài chính cá nhân nói riêng bị ảnh hưởng không nhỏ. 5 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn loại bỏ những thói quen xấu cố hữu để quản lý tài chính hiệu quả hơn.

1. Thói trì hoãn chính là kẻ thù của chúng ta

Thói trì hoãn chính là kẻ thù của chúng ta
Thói quen trì hoãn tai hại này sẽ mang lại hai hậu quả đáng kể.

Hẳn sẽ có những lúc chúng ta tự nhủ với bản thân rằng “chút nữa mình sẽ thanh toán hết tất cả hoá đơn” hay “coi xong phim mình sẽ đi đổ rác”… Thói quen trì hoãn tai hại này sẽ mang lại hai hậu quả đáng kể. Một là mọi việc vẫn còn đó, không được giải quyết kịp thời, rốt ráo. Hai là bạn sẽ cảm thấy áp lực khi công việc chồng chất, vì thế bạn khó lòng thấy dễ chịu khi làm những việc khác. Có một mẹo dành cho những ai có thói quen này: nếu một việc nào đó mất không quá 10 phút để hoàn thành, hãy giải quyết nó NGAY LẬP TỨC.  Nếu việc nào đó ngốn nhiều thời giờ để giải quyết, hãy soạn thời gian biểu những việc cần làm vào mỗi sáng và giải quyết lần lượt các công việc.

2. Chỉ tập trung giải quyết từng vấn đề một

Có lẽ sẽ có vài người trong chúng ta có thói quen vừa xem TV, vừa lướt Facebook, lại vừa ăn tối. Việc ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc sẽ chỉ khiến cho mọi việc dang dở. Thay vì làm nhiều việc cùng một lúc, hãy hoàn tất việc này trước khi bắt tay thực hiện việc khác. Quản lý tài chính cũng tương tự như thế. Bạn nên trả dứt nợ, thanh toán khoản vay trước khi bạn quyết định mua sắm thêm. Bạn hoàn toàn có thể sở hữu mọi thứ mình muốn, nhưng không phải cùng một lúc.

3. Có mục tiêu rõ ràng

Khi đưa ra bất kì một quyết định tài chính quan trọng, hãy bảo đảm rằng mình có mục tiêu rõ ràng
Mục tiêu rõ ràng đê có những quyết định tài chính đúng đắn.

Trước khi đưa ra bất kì một quyết định tài chính quan trọng, hãy bảo đảm rằng mình có mục tiêu rõ ràng. Khi muốn chi một khoản tiền lớn, hãy xác định mục tiêu và cân nhắc xem liệu khoản đó có đáng chi hay không. Chẳng hạn như bạn quyết định học cao học hoặc mua nhà, hãy liệt kê các lý do tại sao bạn cần thực hiện những việc này và đánh giá xem mục tiêu và kết quả mà quyết định đó mang đến có tương xứng hay không. Ví dụ, nếu như bạn quyết định đi du học chỉ vì chán ngán với công việc hiện tại, bạn nên cân nhắc thay đổi môi trường làm việc trước khi đưa ra quyết định.  

4. Hãy thực tế

Dĩ nhiên chúng ta đều muốn tận hưởng cuộc sống, thế nhưng không phải mọi việc đều như ý. Chẳng hạn như bạn thấy có người đang phải làm hai việc cùng một lúc để góp tiền nhà, điều đó không có nghĩa là bạn nên hành động tương tự. Bạn cần hiểu rõ đâu là cách bản thân giải quyết vấn đề tốt nhất và có hiệu quả. Bạn không cần phải cảm thấy bị áp lực khi so sánh với những việc mà người khác đang làm. Đôi khi bạn có thể bước ra vùng an toàn của mình, thế nhưng mạo hiểm xử lý mọi việc theo cách hoàn toàn mới là điều không thật sự cần thiết, và có thể khiến mọi chuyện đổ vỡ.

5. Hít thở sâu

Một khi bạn có thể kiểm soát được hơi thở của mình, bạn sẽ có thể kiểm soát được các vấn đề khác.
Một khi bạn có thể kiểm soát được hơi thở của mình, bạn sẽ có thể kiểm soát được các vấn đề khác.

Khi gặp khó khăn, hãy hít thở sâu. Nghe có vẻ thiếu thực tế, thế nhưng hãy luôn tự nhắc nhở bản thân rằng: một khi bạn có thể kiểm soát được hơi thở của mình, bạn sẽ có thể kiểm soát được các vấn đề khác. Hãy ngẫm lại khoản thời gian khó khăn mà bạn cho rằng mình không thể vượt qua, thế nhưng cuối cùng bạn cũng đã làm được.

Hiểu được đâu là giới hạn của mình, và tha thứ cho bản thân nếu như bạn đã lỡ vung quá tay cho những món đồ xa xỉ. Hãy rút kinh nghiệm từ những quyết định thiếu sót, nên hiểu rằng bạn có khả năng kiểm soát và quyết định nên giữ hay từ bỏ bất kì thói quen nào.

0 / 5. 0