7 mẹo để đảm bảo an toàn tài chính cho bản thân

1261
Tiet Kiem De Dau Tu

Cần chuẩn bị điều gì để thiết lập một nền tảng an toàn tài chính cho cá nhân? Hãy tham khảo các mẹo và lời khuyên từ các chuyên gia dưới đây 

Cùng với thời gian và kinh nghiệm, bạn dần cải thiện mức thu nhập và sinh hoạt trong cuộc sống theo nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên nếu bạn vẫn cảm thấy không an tâm và thấy cần một sự đảm bảo tài chính phòng cho các trường hợp bất ngờ đến từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan, hãy tham khảo các mẹo sau đây để trang bị cho bản thân các công cụ và thói quen tiêu dùng phù hợp 

Mẹo 1: Sử dụng ngân sách một cách thiết thực 

mẹo để đảm bảo an toàn tài chính cho bản thân
Sử dụng ngân sách một cách thiết thực.

Bước đầu tiên để đạt được an ninh tài chính là thiết lập một quỹ tiêu dùng hằng tháng để đảm bảo các chi phí tối thiểu. Theo nguyên tắc 50/30/20, bạn có thể sử dụng 50% thu nhập cho các chi tiêu cơ bản, 30% cho các chi tiêu phát sinh và các hoạt động giải trí, cuối cùng 20% cho quỹ tiết kiệm. 

Mẹo 2: Lập quỹ dự phòng 

Một khi đã thiết lập kế hoạch thu chi dễ quản lý để sử dụng nguồn thu nhập hằng tháng, bạn nên suy nghĩ về việc lập ra một quỹ dự phòng bằng tiền mặt. Mục đích của việc giữ tiền mặt là khả năng dễ dàng tiếp cận và nhanh chóng, nhưng bao nhiêu là đủ cho việc dự phòng? Hãy đo lường khoản chi tiêu hằng tháng của bạn và đặt kế hoạch cho quỹ với số tiền đủ cho 3 đến 6 tháng sinh sống. 

Nếu điều kiện hiện tại không cho phép, đừng nản chí mà hãy dành ra một khoản nho nhỏ tuỳ vào khả năng cá nhân mỗi tháng, tích tiểu thành đại bạn sẽ tự cám ơn bản thân những khi cần đến số tiền này trong tương lai. Nếu bạn cảm thấy không an tâm về việc cất giữ tiền mặt, hãy chọn cho mình một tài khoản dự phòng (riêng biệt với quỹ tiết kiệm) với lãi suất cao. 

Mẹo 3: Tích hợp nợ 

mẹo để đảm bảo an toàn tài chính cho bản thân

Nếu bạn đang mong muốn giải quyết hết vài món nợ rải rác ở các thẻ tín dụng khác nhau, bạn có thể cân nhắc đến phương án hợp nhất nợ thông qua hình thức vay nợ cá nhân, thông thường sẽ được áp dụng chính sách với lãi suất thấp hơn, giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền lãi suất phát sinh từ nợ gốc. 

Nếu bạn có khả năng và muốn giải quyết nợ với tốc độ nhanh hơn, cân nhắc việc rao bán những món đồ và dụng cụ ít khi dùng đến hoặc không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng trong gia đình là một phương cách thực tế. Đừng đánh giá thấp giá trị của các món đồ này. 

Có thể bạn quan tâm:

Mẹo 4: Loại bỏ mua sắm theo cảm tính nhất thời 

Mua sắm dựa theo tâm trạng hay cảm tính nhất thời là một con dao hai lưỡi bòn rút hầu bao cực kì nhanh chóng, trong hầu hết hoàn cảnh quyết định mua sắm của bạn dựa trên ý muốn hơn là nhu cầu thực sự cần thiết.

Phòng tránh hơn chữa trị, nếu bạn biết được thói quen này của bạn thân. Tốt nhất là nên đề ra một khoản nhất định cho việc chi tiêu cá nhân riêng biệt với các chi tiêu cơ bản, và cố gắng không tiêu quá giới hạn đã định.

Mẹo 5: Khám phá các phương thức giúp tăng thu nhập 

mẹo để đảm bảo an toàn tài chính cho bản thân
Khám phá các phương thức giúp tăng thu nhập.

Các việc làm freelance, bán thời gian hay online là một số hướng phổ biến giúp tăng nguồn thu nhập. Tìm hiểu khả năng hay sở thích cá nhân như viết lách, chụp ảnh, thiết kế đồ hoạ mà bạn có thể tận dụng. Mặc dù việc làm các công việc tay chân không lí tưởng là mấy, nếu bạn có mục tiêu tài chính nhất định, cộng với thời gian và sức khoẻ, đây là một ý tưởng không tồi. 

Có thể bạn quan tâm:

Mẹo 6: Bắt đầu lên kế hoạch hưu trí 

Cho dù việc nghỉ hưu còn xa vời, không bao giờ là quá sớm để bạn bắt đầu lên kế hoạch cho tương lai của bản thân, hãy đừng quên rằng nguồn tài chính cá nhân của bạn cần thời gian để phát triển và sinh sôi thêm lãi suất. Nhận biết bản thân có một nguồn lực tài chính nhất định, vững chắc cho tương lai sẽ là một động lực lớn giúp bạn phấn đấu và phát triển bản thân trong công việc lẫn cuộc sống cá nhân. 

Mẹo 7: Kiên trì bám sát kế hoạch đã định 

mẹo để đảm bảo an toàn tài chính cho bản thân
Kiên trì bám sát kế hoạch đã định.

Để thực hiện đúng kế hoạch đã định, bạn nên đặt ra các mục tiêu và hành động nhỏ hằng ngày hằng tuần. Có thể là để dành 50 ngàn mỗi tuần, hay dành ra thứ tư không mua sắm. Đừng coi đây là một bảng liệt kê dài dòng gò bó bạn phải tuân theo, mà hãy cố gắng biến những mục tiêu nhỏ này thành những hành động đơn giản trong cuộc sống hằng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay cả khi không chú tâm đến. 

Tham khảo thêm: Gia tăng nguồn tài chính dự phòng dễ dàng cùng Shinhan Finance

Nếu bạn đã bắt đầu suy nghĩ đến việc đảm bảo nguồn lực tài chính cá nhân, xin chúc mừng bạn đã đi đúng hướng trên hành trình đạt được các mục tiêu tài chính lớn giúp ích cho cuộc sống. Hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ hay những kế hoạch thiết thực, từng chút một và chẳng bao lâu nữa bạn sẽ tự thấy mình phát triển tốt hơn không những về nguồn lực tài chính mà còn thể hiện qua thói quen tiêu dùng và khả năng làm chủ nguồn thu nhập.

0 / 5. 0