Có rất nhiều phương thức giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính cá nhân như đầu tư, gửi tiết kiệm, kinh doanh, vv.. nhưng bạn có thử cân nhắc việc đầu tư vào sức khoẻ để đạt được các mục tiêu tài chính này chưa? Cùng tìm hiểu nhé!
Khi cảm thấy không khoẻ mạnh và năng lượng thấp, bạn khó có động lực để làm bất cứ việc gì. Thử nghĩ đến những lần ốm đau, bạn không hề muốn ra khỏi giường để chế biến và tự nấu ăn. Với mức năng lượng cao và thể trạng khoẻ mạnh, bạn dễ dàng nâng cao mức thu nhập cá nhân nhờ thái độ sẵn sàng đón nhận các thử thách và dự án mới trong công việc, giúp bạn làm việc hiệu quả và xây dựng các mối quan hệ có ích.
Hãy cùng khám phá những mục tiêu đầu tư vừa có ích cho sức khoẻ vừa làm mạnh khả năng tài chính cá nhân trong bài viết này.
Nội dung
- Mục tiêu số 1: Số bước chân hằng ngày
- Mục tiêu số 2: Tập thể dục tại nhà, hằng ngày hoặc “X lần trong tuần”
- Mục tiêu số 3: Mức độ tiêu thụ thức ăn
- Mục tiêu số 4: Ăn nhiều hoa quả và các loại rau củ, cùng với cắt giảm lượng thịt cộng với sữa động vật
- Mục tiêu số 5: Hạn chế số lần ăn ngoài
- Mục tiêu số 6: Cắt giảm tiêu thụ các chất có hại cho sức khoẻ
- Mục tiêu số 7: Mục tiêu ngủ sớm hơn, ngủ đúng giờ, và loại bỏ các yếu tố gây khó ngủ
- Mục tiêu số 8: Theo dõi chặt chẽ các mục tiêu
Mục tiêu số 1: Số bước chân hằng ngày
Đây có thể là một động lực khiến bạn di chuyển vận động nhiều hơn mà không cần đến gym, đơn giản chỉ cần đi bộ đến trạm bus hay leo cầu thang. Đặt ra cột mốc 10 ngàn hay 20 ngàn bước chân trong một ngày là một mục tiêu cụ thể và không hề tốn thêm chi phí nào. Bạn có thể tải một ứng dụng và bắt đầu ngay hôm nay, 10 ngàn bước chân là một mốc tốt để bắt đầu.
Mục tiêu số 2: Tập thể dục tại nhà, hằng ngày hoặc “X lần trong tuần”
Bạn muốn tăng cường sức mạnh ở mảng nào? Cơ bắp, sức bền, sự dẻo dai, khả năng cân bằng. Tuỳ thuộc vào nhu cầu bản thân, bạn có thể chọn ra trong hàng trăm ngàn Youtube video những bài tập phù hợp với thể trạng mà không cần dụng cụ, điều quan trọng là bạn cần kiên trì theo dõi mục đích này.
Mục tiêu số 3: Mức độ tiêu thụ thức ăn
Cuộc sống văn phòng hay các hoạt động giao tiếp trong xã hội là bẫy hoàn hảo cho việc ít vận động đi kèm theo khả năng tiêu thụ thức ăn không kiểm soát, việc đặt một mức độ tiêu thụ thức ăn cụ thể sẽ giúp tránh khỏi khă năng thừa cân hay nhiều vấn đề sức khoẻ đi kèm như béo phì, vấn đề tim mạch.
Xem thêm bài viết liên quan: 4 lợi ích khách hàng nhận được từ xu hướng giao dịch không tiền mặt
Mục tiêu số 4: Ăn nhiều hoa quả và các loại rau củ, cùng với cắt giảm lượng thịt cộng với sữa động vật
Đây là mục tiêu giúp bạn kiểm soát được mức độ tiêu thụ và calorie hằng ngày. Nghe có vẻ phức tạp nhưng bạn chỉ cần bắt đầu từ những thay đổi nhỏ, ví dụ như không ăn thịt vào mỗi thứ hai, hoặc chọn món canh ở đầu mỗi bữa ăn. Bạn nên chọn những loại trái cây rau của mình thích và bắt đầu từ đó.
Mục tiêu số 5: Hạn chế số lần ăn ngoài
Vừa tiết kiệm cho túi tiền, vừa kiểm soát được chất lượng thức ăn. Tất nhiên bạn nên cụ thể hoá mục tiêu này, ví dụ như đặt ra cột mốc “chỉ đặt đồ ăn hay ăn ngoài 2 lần trong tuần”.
Đọc thêm: Những lưu ý quan trọng khi vay tiêu dùng
Mục tiêu số 6: Cắt giảm tiêu thụ các chất có hại cho sức khoẻ
Rượu bia các thức uống có cồn, thuốc lá, các chất kích thích, nước ngọt, các loại snacks, vv.. Việc loại bỏ thói quen tiêu thụ các sản phâm này không hề đơn giản nhưng đem lại lợi ích cho sức khoẻ lẫn tài chính đáng kể. Hãy bắt đầu bằng việc đặt ra một con số cụ thể ví như chỉ uống 2 bia mỗi lần ra quán, hoặc chỉ uống nước ngọt tối đa 1 lần trong tuần.
Mục tiêu số 7: Mục tiêu ngủ sớm hơn, ngủ đúng giờ, và loại bỏ các yếu tố gây khó ngủ
Bạn hẳn không quên cảm giác uể oải thiếu ngủ sau khi thức khuya đêm hôm trước để làm thêm việc, uống với bạn bè, xem phim, vv… bạn khó có thể tỉnh táo và minh mẫn trong ngày làm việc hôm sau. Hãy nghiêm khắc với bản thân để tạo nên thói quen ngủ vào một giờ cụ thể đảm bảo 7 đến 8 tiếng, đồng nghĩa với việc hạn chế các hoạt động ảnh hưởng đến giấc ngủ ít nhất 30 phút trước giờ ngủ ví dụ như xem TV hay sử dụng điện thoại.
Mục tiêu số 8: Theo dõi chặt chẽ các mục tiêu
Nếu bạn không muốn theo dõi mỗi ngày, thì ít nhất vào cuối tuần bạn hãy nhìn lại mức độ đạt được các mục tiêu nêu trên và rút ra được kinh nghiệm để thực hiện và tạo động lực cho bản thân tốt hơn. Cũng như việc luyện tập thể thao, bạn nên cho mình một ngày tự thưởng “cheat day” hợp lí nếu bạn hoàn thành tốt các mục tiêu này.
Tất cả các mục tiêu sức khoẻ nêu trên không những dẫn đến tinh thần và thể trạng khoẻ mạnh về lâu dài mà còn tạo ra ảnh hưởng tích cực giúp đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân, thông qua giảm thiểu các chi tiêu cho thuốc men, thức ăn và đồ uống, các chất có hại cho sức khoẻ. “Một phiên bản” tốt hơn của chính bạn sẽ trở thành bàn đẩy giúp bạn đạt được những mục tiêu trong cuộc sống cá nhân và công việc.
Có thể bạn quan tâm: