Tự do tài chính, không lo lắng về vấn đề chi tiêu mà vẫn đáp ứng mọi nhu cầu trong cuộc sống là mục tiêu mà rất nhiều cá nhân hướng tới nhưng hiếm khi đạt được.
Từ lâu, vấn đề thu – chi hay quá trình quản lý tài chính cá nhân của nhiều khách hàng luôn là một đề tài nóng bởi họ thường gặp phải nhiều khó khăn trong việc quản lý và kiểm soát tài chính của bản thân.
Kiểm soát thế nào, kiểm soát tài chính đến đâu mới là tốt nhất? Câu trả lời chính là tự do tài chính. Vậy tự do tài chính là gì và làm thế nào để đạt được tự do tài chính? Hãy tham khảo và áp dụng ngay 12 thói quen tốt giúp bạn hướng tới tự do tài chính sau.
Nội dung
- Tự do tài chính là gì?
- 12 thói quen hướng tới tự do tài chính cần nắm vững
- 1. Kiểm soát chi tiêu tín dụng
- 2. Lựa chọn tiết kiệm hay đầu tư
- 3. Bảo quản tốt tài sản hiện có
- 4. Chi tiêu trong phạm vi thu nhập
- 5. Lập kế hoạch chi tiêu định kỳ
- 6. Đặt mục tiêu trong cuộc sống
- 7. Tất toán khoản nợ đúng hạn
- 8. Trả giá để có chi phí tốt nhất
- 9. Tham khảo ý kiến chuyên gia
- 10. Tạo thêm tài khoản tiết kiệm
- 11. Bổ sung kiến thức tài chính
- 12. Giữ gìn sức khỏe bản thân
Tự do tài chính là gì?
Hiểu đơn giản, tự do tài chính là một khái niệm thể hiện bạn có “đủ” tài sản để thực hiện các hoạt động chi tiêu trong cuộc sống mà không cần phải cân nhắc hay bị chi phối bởi ngân sách thực tế.
12 thói quen hướng tới tự do tài chính cần nắm vững
1. Kiểm soát chi tiêu tín dụng
Điểm tín dụng và lịch sử tín dụng luôn là một trong những tiêu chí tin cậy để các tổ chức tín dụng đánh giá uy tín và khả năng tài chính của một cá nhân. Do đó, bạn nên cải thiệm điểm tín dụng cũng như giảm thiểu các vấn đề nợ xấu để chứng minh tài chính hiệu quả.
2. Lựa chọn tiết kiệm hay đầu tư
Tiết kiệm giúp bạn giữ tiền an toàn, trong khi đó đầu tư có thể giúp bạn phát triển tài chính vững mạnh hơn nữa. Do đó bạn bên bắt đầu đầu tư tài chính và sớm càng tốt để nhanh chóng đạt được tự do về tài chính.
3. Bảo quản tốt tài sản hiện có
Tiến hành bảo dưỡng và chăm sóc tài sản của mình, từ các thiết bị nhỏ trong nhà cho đến xe hơi, vườn tược sẽ giúp bạn hạn chế hư tổn và tiết kiệm được chi phí sử chữa cho các loại tài sản này.
4. Chi tiêu trong phạm vi thu nhập
Chi tiêu vượt mức thu nhập là cản trở lớn nhất đối với tự do tài chính. Bạn nên áp dụng nguyên tắc tự do tài chính, đưa ra kế hoạch để chi tiêu trong mức cho phép, phải ít hơn hoặc tối đa là bằng với thu nhập bản thân.
5. Lập kế hoạch chi tiêu định kỳ
Bạn có thể liệt kê các đối tượng cần chi mỗi tháng, số tiền ước tích cũng như khoản tiền nhàn rỗi có thể tiết kiệm được và tuân thủ theo kế hoạch này. Đây là một phương pháp hiệu quả để bạn chi tiêu hợp lý và hình thành thói quen chi tiêu tốt hơn.
6. Đặt mục tiêu trong cuộc sống
Tự do tài chính là một mục tiêu tương đối mơ hồ vì mỗi cá nhân sẽ có mốc tự do tài chính khác nhau. Vì vậy, bạn có thể đặt ra mục tiêu thực tế của mình, tự do tài chính để làm gì, tài sản bao nhiêu là “đủ” và bao lâu sẽ thực hiện được. Mục tiêu càng chi tiết thì bạn càng dễ có phương pháp thực hiện tốt hơn.
7. Tất toán khoản nợ đúng hạn
Dù là thanh toán thẻ tín dụng hay các hình thức vay nợ nào khác, bạn đều chịu một khoản lãi suất cũng như phí phạt phát sinh. Do đó, hãy cố gắng thanh toán đúng hạn hoặc tất toán càng sớm càng tốt để hạn chế tổn thất.
8. Trả giá để có chi phí tốt nhất
Đôi khi, trả giá không phải là cò kè mặc cả để mua với giả rẻ nhất, mà là để bạn mua một sản phẩm đúng với giá trị thực của nó. Quá trình này vẫn giúp bạn có thể chi tiêu tiết kiệm, hợp lý, tránh tình trạng hoang phí khi phải mua giá cao hơn thực tế.
9. Tham khảo ý kiến chuyên gia
Nếu bạn vẫn còn phân vân về hướng đi và quản trị tài chính cá nhân, nhận tư vấn từ các chuyên gia tài chính giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được giải pháp phù hợp nhất.
10. Tạo thêm tài khoản tiết kiệm
Trước hết, hãy đầu tư cho bản thân mình. Những khoản học phí, chi tiêu gia đình, tiền nghỉ hưu,… đều là những khoản tiết kiệm cần thiết và đúng đắn. Bạn có thể bắt đầu từ những khoản tiền nhỏ để tích lũy và lặp lại định kỳ.
11. Bổ sung kiến thức tài chính
Để đạt đến tự do tài chính, bạn cần nắm vững những kiến thứ tài chính cần thiết: đầu tư, kinh doanh, chứng khoán, lãi suất, các thay đổi, cập nhất mới về chính sách tài chính,… để đầu tư và quản lý tài chính hiệu quả.
12. Giữ gìn sức khỏe bản thân
Không chỉ tài sản, cơ thể bạn cũng cần được bảo dưỡng trong trạng thái tốt nhất. Điều này có nghĩa là bạn sẽ giảm thiểu được các chi phí phát sinh khi gặp vấn đề sức khỏe, cũng như có đủ khả năng đế có được tự do về tài chính cho bản thân mình.
Với những nguyên tắc tự do tài chính trên đây, bạn sẽ có được thói quen chi tiêu và quản lý tài chính hiệu quả, từ đó từng bước tiến đến trạng thái tự do tài chính nhanh chóng hơn.