Không ai chưa từng mắc phải sai sót. Trong tài chính cũng vậy, khi đưa ra những quyết định sai lầm có thể mang đến những hiểm họa mà bạn không thể lường trước được. Hãy cùng điểm qua những hiểm họa có thể xảy ra do các quyết định tài chính để tìm cách khắc phục nhé!
Nội dung
Những hiểm họa từ các quyết định tài chính quan trọng trong đời
Thực tế, chúng ta thường lơ là và không chú trọng đến các quyết định tài chính để rồi nhận về những hậu quả không mong muốn. Cuộc sống không ai có thể lường trước được điều gì, có những biến cố xảy đến bất chợt. Nếu bạn không chuẩn bị cho mình một “đường lui” thì chắc chắn bạn sẽ phải lĩnh một hậu quả rất lớn. Trong tài chính cũng không ngoại lệ. Những quyết định tài chính sai lầm có thể mang đến cho bạn những hiểm họa khôn lường.
Không đầu tư, tiết kiệm tiền, không quan tâm đến bảo hiểm nhân thọ, lạm dụng thẻ tín dụng,… Với những quyết định sai lầm tài chính đó sẽ khiến bạn gặp khó khăn về lâu dài. Có thể kể đến các rủi ro như: không có đủ tiền để chi trả chi phí sinh hoạt, nợ nần chồng chất, không có tiền để chi trả để chữa bệnh,… Vậy làm sao để ngăn ngừa, phòng tránh những rủi ro này xảy ra?
Bài viết liên quan: Đăng ký vay, mở thẻ tín dụng Shinhan Finance nhanh chóng trên iShinhan
Cách ngăn ngừa các “thảm họa” tài chính
1. Tiết kiệm tiền, đầu tư khi còn trẻ
Nếu bạn không muốn các quyết định tài chính của mình mang đến nhiều rủi ro thì hãy tiết kiệm tiền và đầu tư ngay khi có thể. Thay vì dành hết số tiền để đi gửi tiết kiệm hay đầu tư, bạn nên chia đôi số tiền. Một phần mang gửi ngân hàng, phần còn lại dành để đầu tư. Đây là một cách làm thông minh, giúp bạn tránh khỏi những rủi ro phát sinh.
2. Mua bảo hiểm
Ở Việt Nam, nhiều người quan ngại về việc mua bảo hiểm nhân thọ cho bản thân và cả gia đình. Họ cho rằng mua bảo hiểm là một điều tối kỵ, nó như một điềm báo sẽ mang xui rủi đến gia đình. Hay việc mua bảo hiểm cũng không thể giúp họ tránh khỏi được những hiểm họa. Thực tế, mọi người đang suy nghĩ rất tiêu cực. Với các nước phát triển trên thế giới, loại hình này được sử dụng gần như tuyệt đối.
Việc mua bảo hiểm không phải nhằm mục đích ngăn chặn được rủi ro. Thế nhưng, nó sẽ làm giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể xảy đến với gia đình bạn. Bảo hiểm sẽ hỗ trợ cho gia đình bạn một phần tài chính nào đó khi có chuyện không hay xảy ra với bạn. Nhất là khi mọi người phải sống dựa vào nguồn thu nhập của bạn.
Bạn cùng đừng quên cân nhắc đến các bảo hiểm sức khỏe, phòng trường hợp lúc ốm đau, tai nạn xảy ra.
3. Hạn chế nợ thẻ tín dụng
Trong các loại nợ thì nợ thẻ tín dụng có thể xem là một loại nợ đáng sợ nhất. Bởi lãi suất của thẻ tín dụng rất cao. Khi bạn phải trả lãi suất quá cao sẽ ảnh hưởng đến các quyết định tài chính của bạn. Đồng thời nó cũng làm cản trở việc tiết kiệm và đầu tư tiền của mình. Do vậy, bạn hãy chi tiêu thật hợp lý và cố gắng trả hết nợ tín dụng sau mỗi tháng.
4. Chi tiêu thật hợp lý
Quả thật, nếu bạn muốn ngăn chặn những nguy hại đến từ các quyết định tài chính thì bạn cần phải cân nhắc chi tiêu của mình. Thiếu kiểm soát trong chi tiêu sẽ khiến bạn làm dụng vào những khoản tiền tiết kiệm. Bạn đừng tưởng rằng những khoản tiền lặt vặt như: đi xem phim, mua sắm, ăn uống,… không đáng kể. Cứ thử cộng dồn những lần bạn chi tiền vào việc không thiết yếu này lại. Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với “độ chịu chơi” của mình đấy. Lúc này đây, điều bạn cần làm là lên cho mình những kế hoạch chi tiêu, ghi chú lại toàn bộ khoản chi phí. Kiên trì, thực hiện trong vòng 1 tuần để có chính sách tài chính phù hợp hơn.
Bài viết khác: 7 chiến lược giúp bạn trả nợ an toàn, nhanh chóng
Khi đưa ra các quyết định tài chính không ai muốn xảy ra những rủi ro và cũng không thể lường trước được. Do vậy, bạn hãy nằm lòng các cách ngăn ngừa để kịp thời xử lý những tình huống không đáng có. Chúc bạn thực hiện thành công!