Bạn đang bị áp lực tài chính và bạn luôn khao khát vượt qua nó? Vậy bạn cần làm gì để vượt qua. 6 cách dưới đây sẽ giúp bạn hoàn thành điều đó.
Có một điều mà bạn cần phải thừa nhận rằng, khi yêu cầu về cuộc sống của chúng ta càng cao thì áp lực tài chính lại càng lớn. Tài chính thực chất chỉ là một chuỗi những hoạt động của dòng tiền. Và hầu như chúng ta cần tiền cho mọi hoạt động trong cuộc sống. Từ những chi phí sinh hoạt, ăn uống, học tập, cho đến những khoản chi phí khác. Đấy là chưa kể khi bạn mua nhà, mua xe thì áp lực tài chính lại càng lớn hơn nữa.
Nhưng nếu không có áp lực thì chúng ta không có động lực.
Và điều tốt nhất bạn cần làm lúc này đó chính là hãy cố gắng vượt qua những áp lực ấy. Để có thể dành thời gian cho những kế hoạch khác quan trọng hơn. 6 bước dưới đây sẽ giúp bạn có thể dễ dàng vượt qua nó.
Nội dung
1. Hãy biết bạn đang áp lực tài chính cho chuyện gì
Có rất nhiều bạn trẻ khi mới đi làm thường than thở rằng mình đang bị áp lực tài chính. Lý do đơn giản là đi làm tiền không đủ để tiêu. Đó cũng xem là một nhu cầu chính đáng. Nhưng không đến nỗi để trở thành một áp lực. Bởi vì nếu tiền bạn làm ra chỉ là phục vụ cho các nhu cầu cá nhân của mình thì bạn sẽ biết cách tăng/giảm chi tiêu sao cho phù hợp. Có rất nhiều người một tháng chi tiêu 10 triệu đồng không đủ, nhưng cũng có không ít người một tháng tiêu 5 triệu đồng vẫn đủ. Đó không phải là điều đáng quan trọng đến mức phải khiến bạn áp lực.
Chính vì thế, bạn cần phải biết chính xác mình đang áp lực tài chính cho việc gì. Bạn cần mua nhà, lập gia đình hay đầu tư kinh doanh. Chỉ khi nào bạn biết rõ mình cần tiền cho việc gì, và việc ấy có quan trọng hay không, thì bạn mới có thể lên kế hoạch cụ thể. Từ đó khiến bạn thấy được điều mình cần làm hơn là việc phải lo lắng nhiều.
2. Từng bước lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu tài chính của mình
Để có thể vượt qua được áp lực tài chính, điều đầu tiên bạn cần làm đó là hãy lập kế hoạch để vượt qua nó.
Kế hoạch sẽ khiến bạn có được những phương hướng hành động cụ thể.
Cụ thể nếu như bạn cần tiền để cho các dự định trong tương lai, hãy lên kế hoạch làm thế nào để bạn có được số tiền đó. Nếu bạn cần một khoản tiền trước mắt thì đâu chính là nguồn vốn vay mà bạn có thể tiếp cận. Việc lên kế hoạch từng bước như vậy sẽ phần nào khiến bạn an tâm và bớt đi những suy nghĩ không liên quan. Hãy nhớ rằng, bạn áp lực bởi vì bạn phải suy nghĩ quá nhiều. Chỉ có bằng những hành động cụ thể mới khiến bạn không phải quá lo lắng.
3. Hãy nghĩ đến một viễn cảnh tốt đẹp hơn
Một tâm lý thường thấy đối với những ai đang trong tình trạng vay nợ để mua nhà hay là đầu tư kinh doanh thì cũng đều rơi vào trạng thái rất căng thẳng. Đây cũng là một tâm lý dễ hiểu.
Thế nhưng trong đầu tư kinh doanh, có một chỉ số gọi là chỉ số hy vọng. Tức là các nhà đầu tư thường sẽ đặt kỳ vọng của mình của mình vào một khoản đầu tư nào đó, và hy vọng nó sẽ tăng trưởng trong tương lai. Và bạn cũng nên tự cho mình một sự kỳ vọng nhất định vào một viễn cảnh tốt đẹp hơn để hạn chế những áp lực tài chính đang bủa vây bạn trong thời gian hiện tại.
Nếu bạn đang dùng đòn bẩy để mua nhà và trong tình trạng vay nợ, hãy nghĩ đến giá nhà của bạn sau vài năm nữa sẽ tăng lên đáng kể. Điều đó khiến bạn có thêm phần động lực để làm việc hơn nhằm giải quyết trước mắt tình hình tài chính hiện tại của mình.
4. Hãy chia sẻ với người đồng hành của bạn
Người đồng hành trong cuộc sống của bạn, đó có thể là những người vợ, người chồng, cha mẹ hoặc các cộng sự. Dù là ở bất kỳ cương vị nào, bạn cũng nên chia sẻ một phần áp lực tài chính của mình với mọi người. Khi bạn đang cảm thấy áp lực một chuyện gì đó, thay vì giữ trong mình thì hãy chia sẻ để giảm tải bớt áp lực. Điều đó thực sự khiến cho bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhiều phải không nào?
Khoa học đã chứng minh, khi bạn chia sẻ những lo âu với mọi người, bạn sẽ cảm thấy bản thân mình nhẹ nhõm. Bởi vì ít ra sẽ có người chịu nghe những tâm tư từ bạn. Điều đó khiến bạn nhận được sự cảm thông tốt hơn.
5. Tập trung làm việc và phớt lờ mọi thứ không liên quan
Khi bạn càng bị áp lực chừng nào, thì mức độ tập trung của bạn sẽ càng tốt chừng đó. Bởi vì bạn chỉ có duy nhất một mối quan tâm, và sẽ không để ý đến những gì không liên quan. Từ đó bạn sẽ có nhiều thời gian và công sức để chuyên tâm vào điều mà bạn mong muốn nhất.
Áp lực tài chính là một vấn đề luôn thường trực trong mỗi chúng ta. Khi bạn bắt đầu làm ra tiền, thu nhập của bạn sẽ bắt đầu xoay vòng cho nhiều nhu cầu khác nhau. Và đó cũng là lúc bạn phải thực sự tập trung cho những bài toán tài chính mà bạn đang gặp phải. Không khó để vượt qua nó, nhưng cũng không dễ để đối mặt với nó. Hãy tập trung làm việc hết mình để có thể nhận được những điều xứng đáng.
6. Không ngừng kiểm soát những con số
Để có thể vượt qua được áp lực tài chính, bạn cần phải nhạy bén với những con số.
Các con số luôn vận động, nó thể hiện được tình trạng tài chính và dòng tiền của bạn đang đi về đâu. Giả sử hiện tại bạn đang bị áp lực bởi những khoản nợ khi dùng đòn bẩy đầu tư bất động sản, nợ vay vốn kinh doanh, chắc chắn bạn sẽ phải thực sự nghĩ về một bài toán tài chính để cân bằng khả năng thanh toán nợ giữa hai khoản vay này. Tất nhiên hầu hết chúng ta thường dùng cái ngắn hạn để nuôi dài hạn, tức là dùng dòng tiền có được từ đầu tư kinh doanh để trả vốn vay bất động sản. Nhưng đôi khi bạn cũng cần nghĩ đến kỳ vọng lợi nhuận đầu tư kinh doanh không được thuận lợi như bạn muốn thì bạn cần phải làm điều gì tiếp theo?
Sự kiểm soát chặt chẽ các con số chắc chắn sẽ giúp bạn giảm bớt đi những áp lực vô hình mà bạn đang gặp phải về vấn đề tài chính của mình.
Trên đây là tổng hợp những cách thức phổ biến để bạn có thể giảm bớt đi những áp lực tài chính đang hiện hữu thường trực. Để từ đó giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tính toán và phục vụ cho mục tiêu của mình.