Cách đặt mục tiêu tiết kiệm: Làm sao để đặt mục tiêu tiết kiệm hợp lý và thiết thực?

1464

Ai trong chúng ta cũng đều có những mục tiêu tiết kiệm tiền của riêng mình. Nhưng liệu chúng có hợp lý và khả thi so với nguồn thu nhập của bạn? Làm sao để có thể đặt ra những mục tiêu đúng đắn và có ích cho tương lai? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp điều này.

1. Lập danh sách lý do trước khi đặt mục tiêu tiết kiệm

Không phải bất cứ lúc nào chúng ta cũng phải tiết kiệm tiền. Có những giai đoạn mà chúng ta cần tối đa hóa lợi ích của đồng tiền thông qua việc đầu tư sinh lời. Chính vì vậy, trước khi đặt mục tiêu tiết kiệm cho mình, bạn cần phải liệt kê ra những lý do chính đáng cho việc này. Mỗi người đều có rất nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần chọn những lý do thiết thực với cuộc sống, gia đình để chi tiêu sao cho hợp lý. 

Cần đặt mục tiêu tiết kiệm tiền hiệu quả

Một điều quan trọng nữa đó là bạn cần phải thực tế. Đừng lấy những lý do quá hão huyền để đặt mục tiêu. Nếu bạn làm vậy thì bản thân sẽ dễ trở nên thỏa hiệp khi gặp phải khó khăn quá lớn. Ví dụ bạn không thể đặt lý do tiết kiệm để trở thành tỉ phú được. Điều này hoàn toàn bất khả thi và vô nghĩa. Chúng không thể trở thành động lực để bạn đặt mục tiêu tiết kiệm tiền. 

2. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền dựa trên thống kê thu nhập

Mỗi tháng bạn kiếm được bao nhiêu tiền? Bạn nên sử dụng bao nhiêu tiền trong tài khoản của mình để sử dụng cho tương lai? Một bản thống kê thu nhập sẽ giúp bạn quyết định mục tiêu tiết kiệm tiền một cách tốt hơn. Bạn sẽ không thể làm được việc gì nếu như không kiểm soát được số tiền mà mình đang có. 

Mục tiêu tiết kiệm tiền phải dựa trên thống kê thu nhập

Hãy thử tính toán số tiền cao nhất bạn có thể tiết kiệm được khi sở hữu mức thu nhập hiện tại. Sau đó bạn cần nghiêm khắc với bản thân hơn để giữ vững mục tiêu này. Thông thường, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên dành 10% trong thu nhập của mình để tiết kiệm và dùng vào các trường hợp khẩn cấp. 

3. Lựa chọn thời gian tiết kiệm phù hợp

Bạn không thể đặt mục tiêu tiết kiệm tiền nếu như số tiền bạn đang có còn không đủ để dùng. Đừng vì tiết kiệm mà chi tiêu quá dè sẻn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thói quen sinh hoạt thường ngày của bạn. Nếu muốn chắt chiu cho mình một số tiền cho việc hưởng thụ khi về già trong tương lai, hãy ra ngoài và làm việc chăm chỉ. 

Nhiều người vì tiết kiệm, chưa đi làm được ra tiền mà coi thường sức khỏe của mình, sinh hoạt quá kham khổ. Tiền vốn là công cụ để phục vụ cho cuộc sống của con người. Không nên trở thành “nô lệ” của đồng tiền, mãi mãi chạy theo cái bóng của nó.

4. Sắp xếp các mục tiêu theo giai đoạn

Khi đặt mục tiêu tiết kiệm tiền, bạn cần sắp xếp thứ tự các đầu mục một cách cẩn trọng. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ ta lại có một mục đích khác nhau. Không nên để chúng chồng chéo lên nhau và trở thành áp lực quá lớn dành cho bạn. Bạn sẽ chỉ tiết kiệm mà bỏ mặc rất nhiều thứ như gia đình, sức khỏe, niềm vui,….Khi đó thì dù có tiết kiệm được nhiều tiền nhưng cũng không thể có được hạnh phúc. 

Sắp xếp các mục tiêu tiết kiệm tiền

Nếu thu nhập của bạn chưa cao, không đủ đáp ứng mong muốn, thì tốt nhất bạn nên chỉ tập trung vào 1-2 mục tiêu mà thôi. Hãy ưu tiên thực hiện những cái dễ dàng trước rồi sau đó mới đến các mục tiêu khó đạt được kết quả hơn. Nếu vẫn không thể giải quyết được vấn đề, bạn nên loại bỏ những mục tiêu không quan trọng và ý nghĩa với tương lai. Điều này sẽ giải tỏa bớt phần nào gánh nặng dành cho bạn. Bởi cuộc sống không chỉ có làm việc, tiết kiệm tiền mà còn là hưởng thụ và sống hạnh phúc mỗi ngày. 

Quản lý tài chính cá nhân không phải là một việc dễ dàng. Nó đòi hỏi phải có cách thu chi và đặt ra mục tiêu tiết kiệm tiền hiệu quả. Hy vọng các cách trên sẽ giúp bạn thiết lập các mục tiêu của mình một cách tốt hơn!

0 / 5. 0