Cách hình thành thói quen tiết kiệm cho bản thân

1260
Tap Thoi Quen Tiet Kiem

Cùng Ước mơ và Hạnh phúc tìm hiểu cách hình thành thói quen tiết kiệm tốt cho bản thân mình, để hướng chủ động trong vấn đề tài chính và có cuộc sống sung túc như ý nhé!

Thói quen có một sức mạnh rất lớn lên đến cuộc sống của chúng ta. Thói quen tốt giúp chúng ta nhanh chóng tiến đến với thành công hơn. Thói quen xấu sẽ khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống.

Và với chuyện tiết kiệm cũng thế.

Lý trí chúng ta đã bao nhiêu lần mách bảo rằng hãy bắt đầu thói quen tiết kiệm ngay hôm nay vì một mục tiêu lớn. Thế nhưng thói quen thì lại không như thế. Việc duy trì một thói quen tốt như tiết kiệm không hề dễ dàng một chút nào. Bạn sẽ dễ dàng đi lại vào còn đường cũ nếu như không có sự thay đổi một cách mạnh mẽ và quyết tâm nhất có thể. Và sau đó vẫn tự trấn an mình rằng chưa phải lúc để tiết kiệm.

Đừng chờ đợi!

Bạn chờ đợi một ngày là bạn mất đi số tiền tiết kiệm một ngày.

Bạn chờ đợi một tháng là bạn mất đi số tiền tiết kiệm một tháng.

Và cứ thế 1 năm, hoặc hơn thế nữa.

Nếu cứ chờ đợi mà không có tiến triển, bạn sẽ không thể biết được bạn phải chờ đến bao lâu. Bởi vì tiết kiệm xuất phát từ chính ý thức bên trong của bạn, chứ không phải là một yếu tố nào bên ngoài tác động.

Ngay từ lúc này đây, hãy bắt đầu hành trình tiết kiệm một cách kỷ luật cho bản thân mình.

1. Rèn luyện thói quen tiết kiệm từ trong nhận thức

Rèn luyện thói quen tiết kiệm từ trong nhận thức
Tự bản thân nhân thức về việc nên tiết kiệm một khoảng chi phí cho tương lai.

Làm thế nào để bạn biết rằng tiết kiệm là một thói quen tốt và cần phải biết tiết kiệm?

Nếu bạn may mắn không gặp phải những rủi ro tài chính, bạn luôn cảm thấy đầy đủ với những gì mình có hiện tại thì chắc chắn bạn sẽ không hiểu được giá trị của sự tiết kiệm.

Thế nhưng….

Khi bạn khởi nghiệp, bạn mới thấm thía được giá trị của sự tiết kiệm. Bởi vì chỉ cần bạn hoang phí một chút thôi thì cũng khiến công ty không thể duy trì được nữa.

Khi bạn lập gia đình, trăm nghìn chi phí cần phải lo nghĩ, mỗi bước chi tiêu của bạn đều cần phải có sự cân nhắc để không rơi vào tình trạng khó khăn tài chính.

Rồi bạn cũng sẽ bắt đầu mua nhà. Và bạn mua với một khoản vay lớn, làm sao bạn có thể không tiết kiệm khi phải cố gắng trả tiền lãi ngân hàng?

Sở dĩ chúng ta cảm thấy thoải mái, bởi vì khó khăn chưa đến với chúng ta. Nhưng nếu bạn chuẩn bị nhận thức từ trước thì khi những gian nan chợt đến, bạn cũng sẽ tự tin hơn và tự nhủ với mình rằng: “Chỉ cần tiết kiệm, mọi chuyện cũng sẽ vượt qua”.

2. Rèn luyện thói quen tiết kiệm từ trong hành động

Từ nhận thức đi đến hành động là cả một quá trình còn khá lâu dài.

Rèn luyện thói quen tiết kiệm từ trong nhận thức
Nghĩ thôi chưa đủ, hãy thực hiện việc tiết kiệm bằng hành động.

Nhưng nếu bạn quyết tâm thực hiện theo từng bước một, thì cả một quá trình sẽ có kết quả.

  • Hành động nhỏ đến từ chính những quá trình mua sắm hằng ngày, bạn sẽ chọn một cốc cà phê rẻ hơn nhưng chất lượng hơn so với một cốc cà phê đắt tiền của Starbucks hay Coffee Bean.
  • Bạn hài lòng với chiếc điện thoại mình đang sử dụng hơn là một mẫu điện thoại mới ra.
  • Bạn tắt ngay những thiết bị điện không cần thiết trong nhà của mình.

Mỗi hành động nhỏ, góp lại, sẽ tạo nên một sự thay đổi lớn. Những thay đổi ấy, bạn đầu tuy khó thể thấy được, nhưng khi bạn đã quen với việc tiết kiệm ở một mức độ nào đó, bạn sẽ thấy có được sự thay đổi đáng kể. Điều này thể hiện rất rõ ở chi phí của bạn hàng tháng đấy.

3. Lập kế hoạch theo dõi thói quen của mình

Rèn luyện thói quen tiết kiệm từ trong nhận thức
Lên kế hoạch tiết kiệm.

Nếu như bạn thực sự muốn bắt đầu lên kế hoạch tiết kiệm, hãy có kế hoạch theo dõi thói quen của mình.

Giống như khi bạn bắt đầu chơi một môn thể thao nào đó, bạn luôn mong muốn thấy được sự thay đổi của mình hàng ngày. Bạn muốn ngày càng có thể làm chủ được cuộc chơi của mình tốt hơn. Hoặc khi bạn bắt đầu lên kế hoạch giảm cân cho mình, bạn luôn muốn thấy những tín hiệu tốt đẹp bằng việc số cân đang giảm từ từ theo thời gian.

Và bạn luôn muốn thấy được điều đó bằng những kết quả cụ thể. Cụ thể là ngày hôm nay bạn đã có thể tiết kiệm được bao nhiêu, tháng này bạn để dành nhiều hơn tháng trước như thế nào. Những tín hiệu lạc quan sẽ giúp bạn có thêm động lực hơn.

Tiết kiệm không hề khó. Nhưng có rất nhiều người mãi không thể bắt đầu tiết kiệm được, phần lớn nguyên nhân nằm ở thói quen. Chính những thói quen chi tiêu không kiểm soát, không có kế hoạch dẫn đến việc tình trạng tài chính ngày càng tồi tệ hơn.

0 / 5. 0