Làm gì khi không đạt được những mục tiêu tài chính cá nhân bạn đã đặt ra đầu năm?

1333
Muc Tieu Tai Chinh Ca Nhan

Cảm giác “lạc lối” chệch mục tiêu tài chính cá nhân là tình trạng khá phổ biến mà những người mới bắt đầu hay thậm chí đã dày dặn kinh nghiệm trong chặng đường chinh phục các mục tiêu tài chính bản thân thường mắc phải. Làm sao để khắc phục “sự cố” bất chợt này để tiếp tục đạt được nhiều thắng lợi tài chính trong tương lai. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé

Ta thường bắt đầu với thái độ rất nghiêm túc tuân thủ các hành động tiết kiệm, luyện tập các thói quen tiêu dùng có mục đích và sau đó dần dần theo thời gian ta chợt đãng trí và quên mất mục tiêu, một vài lần “ngoại lệ”, và rồi lại quay về với phong cách chi tiêu cảm tính ngẫu hứng, đầy cảm tính. Nếu bạn bắt gặp bản thân đồng cảm với câu chuyện trên hay đơn giản hơn muốn tránh khỏi các sự cám dỗ chi tiêu, hãy tham khảo ngay các mẹo điều chính thói quen sau đây. 

1. Hiểu mục tiêu của mình là gì? 

Làm gì khi không đạt được những mục tiêu tài chính cá nhân bạn đã đặt ra đầu năm?
Tìm hiểu những mục tiêu tài chính cá nhân mà bạn đang nhắm đến là ngắn hay dài hạn.

Hãy hiểu những mục tiêu tài chính cá nhân mà bạn đang nhắm đến là ngắn hay dài hạn? Liệu mục tiêu hiện có của bạn chỉ phục vụ cho việc tích góp đủ sống hay một nguồn lực tài chính vững mạnh về lâu dài? Hãy cố gắng cụ thể hoá mục tiêu này một cách chi tiết nhất, bạn có thể áp dụng nguyên tắc SMART – cụ thể, có thể đo lường được, khả thi, thực tế, và trong một giới hạn thời gian nhất định. Thay vì nói “tôi muốn nâng cao nguồn lực tài chính” bạn có thể thay bằng “ tôi muốn trả hết nợ tín dụng vào cuối năm nay. 

Và khi đã thiết lập được mục tiêu dựa trên nguyên tắc SMART, bây giờ bạn có thể phân bổ sang hằng tháng và hằng tuần, từng bước một. Nhưng việc có một mục tiêu cụ thể chỉ là bước đầu tiên, bạn cần thêm các công cụ sau để giúp bản thân giữ vững sự quyết tâm. 

2. Thói quen phải được thay đổi hàng ngày để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân

Tất nhiên đã là thói quen thì khó mà thay đổi. Bạn không thể thay đổi công việc, nơi sống, hội bạn bè một cách đột ngột. Nhưng bạn có thể cân nhắc cách sử dụng thời gian và năng lượng của mình ở các mặt khác trong cuộc sống như chọn đi ngủ sớm hơn, cố gắng không sử dụng điện thoại hay các thiết bị điện tử quá đà, tập đi bộ đến nơi làm, hoặc chọn buýt thay vì lái xe.

Nếu bạn bắt gặp mình dần dần trở về thói quen cũ, hãy dừng hành động đó lại lập tức và tìm một việc khác để làm. Tránh những tình huống khiến bạn phải chi trả nhiều hơn, và các thói quen thay đổi của bạn không nên liên quan đến việc chi tiêu nhiều hơn. 

3. Học cách yêu các thói quen mới 

Làm gì khi không đạt được những mục tiêu tài chính cá nhân bạn đã đặt ra đầu năm?
Học cách yêu các thói quen mới.

Đừng ngại khám phá các hoạt động ngoài “vùng an toàn” của bản thân, bạn sẽ thấy một số thứ hoàn toàn không hợp với sở thích nhưng đó là một phần của sự trải nghiệm, một khi bạn tìm ra các sở thích và hoạt động hay, bạn có thể chọn gắn bó và dành thời gian cho hoạt động này. Dần dần chúng sẽ thành thói quen khó bỏ của bạn, và bạn sẽ yêu những thói quen này lúc nào không hay.

4. Nhớ đừng nuông chiều bản thân quá đà 

Hãy khiến những thói quen chi tiêu cảm tính trờ nên khó thực hiện hơn. Việc sở hữu thẻ tín dụng và ví tiền điện tử hiện nay là một cơ hội màu mỡ cho các nhà quảng cáo đánh trúng tâm lý người tiêu dùng, và không khó để nhận biết mục đích của các trung tâm mua sắm nhắm vào hầu bao khách hàng. 

Nếu bạn muốn nguồn tài chính bền vững, hãy tự lập nên cho mình vài “bức tường lửa” làm cho việc mua sắm ngoài ngân sách gian nan hơn và kiềm chế bản thân hơn. Bạn có thể cân nhắc vài chiến thuật sau: 

  • Để thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ ở nhà, chỉ mang theo một lượng tiền mặt nhất định. Tất nhiên không phải lúc nào ta cũng có thể làm được điều này, nhưng việc sử dụng tiền mặt sẽ giúp bạn nhận thức rõ hơn cáng quyết định chi tiêu của bản thân và sức ảnh hưởng đến ngân sách cá nhân.  
Làm gì khi không đạt được những mục tiêu tài chính cá nhân bạn đã đặt ra đầu năm?
Việc sử dụng thẻ tín dụng thúc đẩy thói quen mua sắm bộc phát.
  • Đừng cho phép các trang web mua sắm trực tuyến ghi nhớ số thẻ tín dụng. Chỉ cần vài cú click và bạn tìm thấy bản thân chọn mua những món đồ không thực sự cần thiết, việc đứng lên và tìm lấy thẻ để cung cấp thông tin sẽ giúp bạn suy nghĩ chậm hơn và có các quyết định cân nhắc lí trí hơn. 
  • Đừng trữ các đồ ăn thức uống dễ gây nghiện tại nhà như bánh kẹo, nước ngọt, rựu bia thuốc lá. Nếu bạn không có sẵn các thứ này tại gia, bạn sẽ ít tiêu thụ chúng hơn, hạn chế thói quen phụ thuộc và tiêu ít tiền vào mảng này hơn. 

Đọc thêm bài viết liên quan: 09 kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hữu ích

5. Tạo cơ hội cho những thói quen tốt

Bạn có thể bắt đầu tạo dựng thói quen chi tiêu tốt đơn giản bằng cách:

  • Thủ sẵn những công thức nấu ăn nhanh gọn tiện lợi mà bạn có thể chế biến dễ dàng trong vòng 30 phút sau khi trở về nhà, bạn cũng có thể tận dụng nồi ủ cho các món hầm và thức ăn đã sẵn sàng cho bạn thưởng thức sau một ngày làm việc. 
  • Tranh thủ cuối tuần và nấu sẵn thức ăn trữ đông. Trong tuần bạn chỉ cần lấy một khoản nhất định đã được chia sẵn vào buổi sáng vào ngăn mát, khi trở về nhà bạn hâm nóng và một bữa ăn đã sẵn sàng.
  • Mua các vật dụng cần thiết trong gia đình với số lượng lớn, hạn chế số lần mua sắm nhỏ trong tuần. Giỏ rác, giấy vệ sinh, dầu gội, nước rửa chén, vv…là những sản phẩm thiết yếu trong gia đình, hãy tạo thói quen mua sắm với số lượng lớn thay vì ghé thăm siêu thị thường xuyên dẫn đến các khoản mua sắm bất chợt khác. 
  • Giữ nhà cửa ngăn nắp và sạch sẽ thuận tiện cho tiệc tại gia thay cho nhà hàng. Chỉ cần 15 phút dành ra cho việc sắp xếp nhà cửa vài lần trong tuần để giúp nơi ở của bạn ngăn nắp hơn.

6. Tận dụng tính năng tự động

Làm gì khi không đạt được những mục tiêu tài chính cá nhân bạn đã đặt ra đầu năm?
Tận dụng tính năng tự động.

Bạn dự tính trích ra một số khoản nhất định trong thu nhập hằng tháng cho quỹ dự phòng, quỹ lương hưu, ngân sách chi tiêu cơ bản cho điện, nước, wifi? Hãy cài đặt chế độ chuyển khoản tự động từ tài khoản lương, nhờ vậy bạn sẽ không phải dành nhiều thời gian suy nghĩ và quản lý các khoản thanh toán hay tiết kiệm quan trọng. 

7. Tạo thói quen tiết kiệm từ những việc nhỏ

Bạn cũng nên học cách sửa chữa các hệ thống quanh nhà, kiểm tra các vòi nước có rò rỉ hay không, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, thay các thiết bị hiện tại với các lựa chọn tiết kiệm năng lượng tiêu thụ. Tìm hiểu các cách sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, bao gồm gas, nước nóng, điện. Không mở vòi nước khi đánh răng, không dành quá nhiều thời gian khi tắm, và không giặt quần áo với số lượng ít cùng với nhiệt độ cao, nhằm tránh lãng phí nước mà quần áo không được sạch và nhanh hư cũ. 

Trong thời gian đầu khi động lực vẫn còn cao, bạn nên tận dụng và giúp bản thân trở nên quen thuộc với các thói quen mới. Tạo cho mình một ý thức nỗ lực qua việc tìm hiểu các cách sử dụng thời gian và năng lượng mà không tốn chi phí, càng đa dạng càng có lợi cho bạn. Đừng sử dụng thời gian này cho những thay đổi đột ngột mà thay vào đõ kiên nhẫn hơn tìm ra cho bản thân những thay đổi thích hợp với ý thích và nhu cầu. Khi đã có đà phát triển thói quen chi tiêu tốt, bạn sẽ khó “lạc đường” và nhanh chóng đạt được những mục tiêu tài chính cá nhân mong muốn một cách dễ dàng.

Có thể bạn quan tâm:

0 / 5. 0