Mách bạn cách chi tiêu hợp lý để không chi tiêu theo cảm tính

987

Chi tiêu không kiểm soát, chi tiêu theo cảm tính là thói quen chi tiêu của không ít người. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Cùng tìm hiểu nhé!

Thế nào là chi tiêu theo cảm tính?

Thế nào là chi tiêu theo cảm tính?
Mua sắm một cách cảm tính dễ mất kiểm soát chi tiêu.

Chi tiêu theo cảm tính là thói quen chi những khoản không có kế hoạch từ trước và không cần thiết với nhu cầu hiện tại. Thói quen này thường thể hiện rõ khi chúng ta đi mua sắm quần áo. Giả sử bạn đang muốn mua một chiếc đầm mới để đi đám cưới, sau khi chọn mua được một chiếc đầm ưng ý rồi. Bạn sẽ lại có suy nghĩ rằng chiếc đầm này cần phải có một đôi giày đi kèm mới hợp, thế là bạn tiếp tục mua thêm một đôi giày trong khi bạn đã có sẵn một đôi giày chỉ mới mang được một lần. Rồi sau khi mua giày, bạn lại cảm thấy cần phải có thể một chiếc túi xách mới tông-xuyệt-tông, thế là bạn tiếp tục mua thêm một chiếc túi xách trong khi bạn cũng đã có túi xách rất đẹp rồi. Như vậy từ ý định ban đầu của bạn là chỉ mua một bộ đầm, sau đó bạn mua thêm giày và túi. Đó là chi tiêu theo cảm tính. Nếu thu nhập của bạn dư dả thì việc chi tiêu như thế sẽ không là chuyện lớn, nhưng nếu thu nhập của bạn có hạn, bạn phải thực sự suy nghĩ nghiêm túc cho từng khoản chi tiêu của mình để tránh rơi vào tình trạng “rỗng túi” mỗi cuối tháng, hay không có nỗi một khoản tiết kiệm đáng kể sau nhiều năm đi làm.

Cách chi tiêu hợp lý, tránh tình trạng chi tiêu theo cảm tính

Bước 1: Xác định nhu cầu thực sự

Với ngân sách giới hạn, bạn chỉ nên chi tiêu cho những gì thực sự cần thiết. Nếu bạn không có nhu cầu nào rõ rệt, tốt nhất đừng tạo cơ hội cho mình mua sắm. Nếu bạn có nhu cầu mua sắm thật sự, hãy xác định thật cụ thể bạn cần gì và chỉ mua trong giới hạn những món đó, tuyệt đối đừng nên mua nhiều thứ một lần. Bạn nên ưu tiên cho một hoặc vài sản phẩm nào đó trước.

Cách chi tiêu hợp lý, tránh tình trạng chi tiêu theo cảm tính
Quản lý chi tiêu theo kế hoạch, tránh cảm tính.

Bước 2: Tự kiểm soát túi tiền cá nhân

Có rất nhiều cách để bạn tự kiểm soát túi tiền của mình. Bạn có thể lập kế hoạch chi tiêu của mình theo từng ngày hoặc từng tháng. Hiện nay, có rất nhiều hình thức lập kế hoạch mà không cần phải kè kè giấy bút. Ví dụ, bạn có thể tận dụng smartphone với các ứng dụng quản lý chi tiêu phổ biến để tự kiểm soát ngân sách cá nhân của mình. Việc biết rõ trong túi mình còn bao nhiêu tiền là để kiểm soát bản thân, từ đó có cách chi tiêu hợp lý hơn.

Bước 3: Hãy chi tiêu những thứ có thể giúp bạn nâng cao cuộc sống

Bạn cần mua một chiếc máy tính mới vì chiếc máy cũ đã chậm, khiến bạn mất nhiều thời gian? Đó là một khoản chi tiêu hợp lý, giúp bạn nâng cao hiệu suất làm việc. Nhưng khi bạn muốn lên đời một chiếc máy tính mới chỉ vì chiếc cũ đã lỗi thời (trong khi bạn vẫn đang sử dụng nó rất tốt), đó hoàn toàn là chi tiêu theo cảm tính. Hãy áp dụng cách suy nghĩ này cho bất kỳ sản phẩm tốn kém nào bạn định mua. Những sản phẩm hoặc dịch vụ nào hiện tại vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu làm việc, sinh hoạt của mình thì hãy khoan nghĩ đến chuyện sắm một cái mới. Chỉ khi nào bạn đã sử dụng hết vòng đời sản phẩm của nó rồi thì hãy bắt đầu tính đến chuyện mua sắm để cải thiện tình trạng hiện tại.

Cuộc sống của chúng ta với nhịp sống nhanh và năng động, do đó chúng ta cũng sẽ có rất nhiều thứ cần phải chi tiêu. Điều quan trọng là hãy biết cách chi tiêu hợp lý, tránh rơi vào tình trạng chi tiêu theo cảm tính. Dù không đến mức gọi là phung phí, nhưng cũng sẽ khiến cho tình trạng tài chính của bạn ngày một tệ hơn.

0 / 5. 0