Những điều cần lưu ý khi cho mượn tiền

1786

Việc cho vay, mượn tiền xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên việc này cũng không thể tránh khỏi những rủi ro không đáng có. Làm sao để kiểm soát được việc cho mượn tiền đảm bảo an toàn? Bạn cần lưu ý đến những điều dưới đây.

1. Phải làm giấy/hợp đồng vay tiền

Thực tế, nhiều bạn cho vay tiền hoàn toàn phụ thuộc vào sự tin tưởng và quen biết lẫn nhau. Nếu bạn không lập các văn bản, người vay không muốn hoặc vì lý do nào đó không trả nợ thì bạn khó có thể lấy lại được số tiền của mình đúng theo quy định. Tiền bạc là tài sản bạn mất nhiều thời gian, công sức mới có thể kiếm ra được. Do đó, bạn cần cẩn trọng làm giấy cho mượn tiền hay người vay làm hợp đồng mượn tiền rõ ràng.

Phải có giấy tờ/hợp đồng cho vay khi cho vay tiền.
Phải làm giấy/hợp đồng vay tiền

Trên các văn bản này cần có đầy đủ thông tin của bên mượn tiền và bên cho vay, thời hạn vay, mức lãi suất, địa điểm cho vay, trả tiền,… Giấy tờ này cần có đầy đủ chữ ký của cả hai bên. Đồng thời khi làm hợp đồng cho vay, mượn tiền, bạn cũng cần có thêm bản sao chứng minh thư của bên đi vay. Văn bản cho mượn tiền sẽ được pháp luật công nhận và có hiệu lực khi 2 bên đều có năng lực dân sự và tự nguyện khi giao dịch. 

2. Mức lãi suất cho vay đúng quy định

Mức lãi vay tiền luôn là vấn đề được quan tâm của người đi vay lẫn người cho mượn tiền. Bạn cần cập nhật các quy định mới nhất của nhà nước về lãi suất để làm đúng theo quy định.

3. Công chứng hợp đồng cho vay, mượn tiền

Công chứng hợp đồng cho vay
Hợp đồng cho vay nên được công chứng

Khi bạn làm hợp đồng cho vay tiền, nó vẫn có giá trị pháp lý nếu không được công chứng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình xảy ra tranh chấp, bên mượn tiền lại từ chối nội dung của hợp đồng thì bạn sẽ phải chứng minh bằng cách giám định chữ ký. Việc này khiến bạn mất nhiều thời gian, công sức. Do đó, nếu hợp đồng của bạn đã được công chứng thì nghĩa vụ cần chứng minh sẽ được đẩy sang cho bên đi vay. 

4. Tìm hiểu trước về thủ tục và phí khởi kiện

Trong tình huống xấu nhất xảy ra, bên mượn tiền cố tình không chịu trả nợ, bạn có thể tiến hành khởi kiện họ tại tòa án. Trong đó, khi khởi kiện, bạn cần phải cung cấp được đầy đủ các tài liệu chứng minh cho mình như hợp đồng vay mượn tiền, bản sao chứng minh thư,… của cả hai bên. 

Việc khởi kiện này sẽ được thực hiện tại Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện, nơi người đi vay đang cư trú. Thời hiệu để khởi kiện là trong vòng 3 năm theo điều 429 Bộ luật Dân sự 2015. Nếu hết thời hạn này, bạn sẽ không có quyền được khởi kiện. 

5. Xác nhận về rủi ro khi cho mượn tiền

Việc làm gì thì cũng sẽ có những rủi ro. Bạn cần hiểu rõ, mặc dù đã thực hiện một cách đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết nhưng có thể người đi mượn tiền không có tài sản để trả nợ. Đây sẽ là trường hợp xấu nhất mà bạn có thể gặp phải. Dù sau khi thắng kiện và làm thủ tục thi hành án, người vay tiền không có tài sản thì bản án tòa công bố cũng gần như vô giá trị.

Xác nhận rủi ro khi cho mượn tiền
Phải tính đến những rủi ro mất tiền khi cho vay

Hơn nữa, lúc này bạn vừa mất tiền cho vay, vừa mất tiền án phí và cả thời gian khởi kiện nữa. Do đó, bạn cần hết sức thận trọng tìm hiểu kỹ càng về đối tượng cho mượn tiền có thể tin tưởng được. Bạn có thể liên hệ luật sư để được giải đáp các thắc mắc trước khi đưa ra quyết định cho vay. 

Trên đây là một số điều bạn cần lưu ý khi đi cho vay mượn tiền. Việc này cần được bạn suy nghĩ thận trọng và kỹ càng trước khi đưa ra quyết định, tránh gặp rủi ro không đáng có. Hy vọng những thông cung cấp trong bài viết hữu ích cho bạn!

0 / 5. 0