Những vấn đề quản lý tài chính gia đình cần làm rõ trước khi kết hôn

1200

Hiểu biết các vấn đề quản lý tài chính gia đình và lập kế hoạch cụ thể trước khi cưới là bước cần thiết không chỉ đối những người có thu nhập hay tài sản đáng kể, mà còn dành cho tất cả các cặp đôi sắp cưới.

Về cơ bản, lập kế hoạch tài chính đồng nghĩa với việc trao đổi trò chuyện, làm rõ với nhau về các vấn đề quản lý tài chính gia đình sẽ nảy sinh sau khi cưới. Cả hai vợ chồng trước khi cưới nên tìm hiểu cách lên quỹ dự trù, theo dõi thu chi vì câu chuyện tài chính sẽ phức tạp hơn rất nhiều khi có gia đình, không còn đơn giản hay “sao cũng được” như hồi độc thân. Sau đây là những vấn đề về tài chính cần lưu ý khi lên kế hoạch quản lý tài chính gia đình.

1. Quan niệm về tiền bạc

Quan niệm về tiền bạc nên thống nhất trước khi kết hôn

Mỗi người trong chúng ta thường có cách nhìn khác nhau và khá cảm tính về tiền bạc. Quan niệm cá nhân về tiền bạc này thường bị ảnh hưởng bởi gia đình mà người đó sinh ra và lớn lên. Ví dụ, có một số gia đình, con cái không được trao đổi về vấn đề tiền bạc, thậm chí có gia đình, vợ hoặc chồng không được biết người còn lại chi tiêu thu nhập ra sao. Nói cách khác, sự khác nhau trong quá trình trưởng thành sẽ dẫn đến quan điểm khác nhau về tiền bạc, về cách dành dụm, chi tiêu của hai vợ chồng. Đây chính là nguồn cơn của các mâu thuẫn tài chính trong gia đình sau này.

Cách tốt nhất để hiểu được nhận thức về quan niệm tiền bạc của đối phương, đó là tìm hiểu xem họ cảm thấy thế nào về nó. Sau đó chúng ta có thể tìm kiếm các cách tiếp cận thực tế và đem những cách đã từng thực hiện trong quá khứ áp dụng vào mối quan hệ hiện tại. Việc này giúp cả hai có thể cùng nhau thay đổi thái độ cũng như hành vi, quan niệm về tiền nong nếu như cả hai cùng thấy nó không hiệu quả cho tương lai.

2. Thói quen dành dụm/tiêu xài

Mỗi người có một thói quen chi tiêu và dành dụm khác nhau. Một điều thú vị đó là thói quen chi tiêu có thể cho biết thứ tự ưu tiên của mỗi người, cả về mặt tài chính và những khía cạnh khác. Lý do là chúng ta có khuynh hướng chi tiêu vào những thứ mà ta thấy quan trọng nhất và ngược lại. Một số người xem trọng việc dành dụm hơn hết đến mức bị xem là “hà tiện”. Một số người khác lại có suy nghĩ “sống nay chết mai”, do đó họ tiêu hết vào mọi thứ mà ít hoặc không để dành cho mai sau. Đa phần chúng ta rơi vào những trường hợp ở giữa hai loại người này.

Khi lên kế hoạch quản lý tài chính, thói quen tiêu xài của mỗi người có sự ảnh hưởng đáng kể. Bất đồng quan điểm về thứ tự ưu tiên chi tiêu có thể dẫn đến những mâu thuẫn nghiêm trọng. Thói quan chi tiêu không phải là vấn đề đúng sai, quan trọng là mỗi người sớm hiểu được thói quen của đối phương hơn là để đến sau này.

3. Phân chia việc chi trả các hoá đơn.

Phân chia các khoản chi trước khi về chung nhà

Bạn cần có một cuộc trao đổi nghiêm túc về việc quản lý tài chính chung của hai người. Liệu cả hai sẽ sở hữu chung một tài khoản hay giữ tài khoản riêng? Ai sẽ là người chi trả các khoản chi tiêu và đầu tư cho mai sau? Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu thu nhập cũng như các khoản nợ hiện tại của cả hai để có thể phác thảo nên ngân sách thực tế, dựa trên thu nhập và chi tiêu của đôi bên.

4. Lịch sử tín dụng

Trao đổi về lịch sử sử dụng thẻ tín dụng của mỗi người sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các khoản nợ nếu có hiện tại, về những sai lầm trong chi tiêu trước kia để có thể giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. Điều này đặc biệt có ích nếu như cả hai đang lên kế hoạch vay tiền để mua nhà hoặc xe. Lịch sử tín dụng còn ảnh hưởng đến lãi suất vay. Do đó, nên có một cuộc nói chuyện về việc này để tránh các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm:

5. Khả năng chấp nhận rủi ro và mục tiêu tài chính.

Mỗi người có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau.

Các cặp đôi thường có cảm giác khác nhau về vấn đề rủi ro và tiền bạc xuất phát từ những trải nghiệm trong quá khứ. Ví dụ như gia đình của bạn đã trải qua giai đoạn thất nghiệp, hay trong quá trình trưởng thành, bạn không hề quan tâm đến vấn đề tiền bạc. Hoặc có thể bố mẹ bạn sở hữu một doanh nghiệp và bạn chứng kiến nó lâm vào cảnh phá sản, do đó bạn rất dè dặt đối với tiền bạc và không muốn nắm bắt các cơ hội không cần thiết…

Mỗi người có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau. Quan trọng là bạn hiểu được khả năng chấp nhận rủi ro của đối phương, bởi vì điều này ảnh hưởng đến thói quan chi tiêu hoặc dành dụm của người đó, mọi vấn đề từ đối tượng đầu tư tiền, hay số tiền để dành dụm. Tiền nong luôn mang lại cảm giác an toàn mạnh mẽ đối với mỗi cá nhân, và khả năng chấp nhận rủi ro liên quan trực tiếp đến cảm giác đó.

6. Các nghĩa vụ tài chính đang thực hiện

Nếu bạn đang chuẩn bị đi bước nữa, thì bạn cần cần nhắc đến các khoản chu cấp cho con cái nếu có trong quá trình lên kế hoạch quản lý tài chính, số tiền cụ thể là bao nhiêu và kéo dài trong bao lâu. Các khoản dùng để chăm sóc cho bố mẹ cũng nên được xem xét như là một khoản chi tiêu dài hạn khi cả hai kết hôn.

7. Giá trị tài sản ròng (Net worth) của mỗi người

Giá trị tài sản ròng là điều cả hai cần cân nhắc trong quán trình lên kế hoạch quản lý tài chính gia đình

Nếu đây là cuộc hôn nhân đầu tiên của cả hai, có thể mỗi người đều không có nhiều tài sản. Tuy nhiên trong trường hợp đối phương sở hữu nhiều tài sản hơn người còn lại, thì giá trị tài sản ròng là điều cả hai cần cân nhắc trong quán trình lên kế hoạch quản lý tài chính gia đình. Liệu cả hai có muốn lập một bản thoả thuận tài sản trước hôn nhân? Và khi bàn bạc về giá trị tài sản ròng của mỗi người, bạn cần cân nhắc không chỉ là giá trị tài sản hiện tại mà còn là giá trị tài sản bạn mong đợi có được trong tương lai. Cả hai kỳ vọng mình đạt được mức thu nhập nào? Và liệu để đạt được đến mức thu nhập đó, bạn cần phải học lên cao hơn hay không? Liệu một trong hai sẽ thay đổi việc làm? v..v… Đôi bên cần phải tìm hiểu về kỳ vọng của đối phương về tương lai, để cả hai có thể cùng nhau lên một kế hoạch quản lý tài chính giúp thoả mãn mong muốn về mặt vật chất lẫn tinh thần.

8. Kế hoạch hoá gia đình

Nhu cầu về tài chính còn phụ thuộc vào việc cả hai mong muốn có bao nhiêu con. Việc nuôi nấng con cái sẽ khá tốn kém. Hãy tìm hiểu xem liệu cả hai đều muốn có con, nếu có thì bao nhiêu, một hay nhiêu hơn? Thảo luận về cách nuôi dạy và giáo dục con cái cũng sẽ có ích trên khía cạnh tài chính. Một trong hai người liệu có phải ở nhà để chăm sóc con cái hay không, hay bạn sẽ nhờ người chăm sóc? Đứa sau nên cách đứa trước mấy năm? Mỗi vấn đề vừa được đặt ra sẽ ảnh hưởng đáng kể đối với quỹ của cả gia đình.

9. Kết hợp bất động sản và bất động sản.

Cùng nhau bàn bạc xem tài sản nào nên để mỗi người đứng tên sở hữu riêng, tài sản nào được gộp chung

Đặc biệt đối với những cặp đôi kết hôn muộn, cả hai hẳn đều đã tích luỹ một lượng tài sản nhất định và cần phải gộp chung. Một số loại tài sản dễ phân định như bàn ghế, giường tủ, thế nhưng có một số khác lại phức tạp hơn như nhà cửa, khoản lương hưu, hoặc các khoản đầu tư khác. Hãy cùng nhau bàn bạc xem tài sản nào nên để mỗi người đứng tên sở hữu riêng, tài sản nào được gộp chung.

10. Di chúc, uỷ thác và bảo hiểm nhân thọ

Có lẽ khi chuẩn bị kết hôn, không ai trong cả hai muốn nghĩ về cái chết. Thế nhưng đôi bên cần phải cập nhật thông tin di chúc, uỷ thác cũng như bảo hiểm nhân thọ ngay sau khi kết hôn. Việc này đặc biệt quan trọng nếu như bạn có tài sản hay con cái.  Việc đạt được thoả thuân trong di chúc hay uỷ thác cũng không quá rắc rối, đó chỉ đơn giản là việc bàn bạc để cả hai đều đạt được lợi ích. Đôi bên nên hiểu rõ ràng cả hai đang sở hữu những gì, và điều gì sẽ đến trong tương lai, kể cả những việc không lường trước được.

Thường trước khi cưới, chúng ta chỉ lên kế hoạch cho một đám cưới hoàn hảo và bỏ quên bước trao đổi các vấn đề tài chính gia đình cực kỳ quan trọng này. Việc lên kế hoạch quản lý tài chính trước khi cưới cũng giống như việc đi mua bảo hiểm. Có rõ ràng, có dự phòng đầy đủ thì cả hai bên mới có thể yên tâm cũng nhau xây dựng cuộc sống. Đừng quên thẳng thắn trao đổi 10 vấn đề trên với người bạn đời tương lai của mình nhé!

0 / 5. 0