Quy định pháp luật về lãi suất vay tiêu dùng bạn cần biết

1762

Vay tiêu dùng là sản phẩm vay phổ biến, được nhiều người lựa chọn do tính linh hoạt, nhanh chóng và thủ tục đơn giản. Tuy nhiên, đứng trước “ma trận” lãi suất do các công ty tín dụng đen tạo ra để thu hút khách hàng, nếu không biết quy định của pháp luật về lãi suất được vay, bạn sẽ rất dễ vì ham lợi ích ban đầu mà sập bẫy tín dụng.

Quy định pháp luật về lãi suất vay tiêu dùng
Vay tiêu dùng là gì?

Vay tiêu dùng là sản phẩm vay tín chấp được cung cấp bởi các tổ chức tài chính. Trong đó, các tổ chức tài chính được định nghĩa là “doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tài chính bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng vi mô và quỹ tín dụng nhân dân” theo khoản 1, Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12

1. Quy định của nhà nước về lãi suất vay tiêu dùng

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (văn bản có hiệu lực từ ngày 01/01/2011)

1. “Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng”.

2. “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”

Điều này có nghĩa rằng, với các khoản vay tiêu dùng từ năm 2011 trở đi, lãi suất có thể vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước và tổ chức cho vay có quyền điều chỉnh lãi suất theo thỏa thuận với khách hàng cũng như nhu cầu thị trường. 

Tuy nhiên, tổ chức tín dụng phải đảm bảo thông tin về lãi suất cho vay phải minh bạch, rõ ràng theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN và Thông tư 43/2016/TT-NHNN. Tổ chức tín dụng phải có các trách nhiệm sau:

“Minh bạch trong hoạt động cho vay, lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; phương pháp tính lãi tiền vay; loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay; các tiêu chí xác định khách hàng vay vốn theo lãi suất cho vay”.

quy định về lãi suất vay tiêu dùng
Tổ chức tín dụng có trách nhiệm công khai lãi suất khoản vay tiêu dùng

Như vậy, mức lãi suất vay tiêu dùng từ 15 – 40% tại các tổ chức tài chính là không vi phạm pháp luật miễn sao mức lãi thực tế phù hợp với niêm yết của tổ chức tài chính và các điều khoản ghi nhận trong hợp đồng cho vay. Nếu lãi suất vượt quá thỏa thuận trong hợp đồng, bạn có thể yêu cần tổ chức tín dụng xử lý và điều chỉnh. Đó là lí do luôn phải kiểm tra và đọc kĩ hợp đồng và đưa ra góp ý, điều chỉnh (nếu có) trước khi ký thỏa thuận để tránh phát sinh rắc rối sau này.

2. Tại sao lãi vay tiêu dùng tại các công ty tài chính thường khá cao?

Lãi suất vay tiêu dùng tại các tổ chức tài chính sẽ bao gồm:

  • Chi phí vốn của công ty tài chính
  • Chi phí vận hành công ty tài chính
  • Chi phí quản lý rủi ro

So với các loại hình tổ chức tín dụng khác, quy trình cho vay tiêu dùng thường thông qua tổ chức tài chính sẽ đơn giản hơn, hạn mức vay cao nhưng không yêu cầu tài sản thế chấp, thời gian xét duyệt rất nhanh, có tiền ngay. Do đó, lãi vay tiêu dùng thường khá cao để các tổ chức tài chính bù đắp rủi ro.

lãi vay tiêu dùng
Lãi suất vay tiêu dùng khá cao do nhiều nguyên nhân khách quan, nhưng vẫn thấp hơn so với mức lãi của nhiều nước phát triển khác

Trên thực tế, mức lãi suất vay tiêu dùng của các công ty tài chính ở Việt Nam hiện nay so với quốc tế chỉ ở mức trung bình. Cụ thể, lãi suất cho vay tiêu dùng tại Trung Quốc từ 15 – 40%; Brazil 30 – 70%; Ấn Độ khoảng 20 – 50%…”.

3. Quy định về xử phạt với các hành vi vi phạm khi cung cấp sản phẩm vay đối với các tổ chức tín dụng

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP, tổ chức tín dụng vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Lưu giữ hồ sơ cấp tín dụng không đúng quy định của pháp luật;
  • Phát hành cam kết bảo lãnh không theo mẫu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thiết kế.
Quy định về xử phạt với các hành vi vi phạm khi cung cấp sản phẩm vay đối với các tổ chức tín dụng
Quy định pháp luật có những quy định về xử phạt với các hành vi vi phạm khi cung cấp sản phẩm vay đối với các tổ chức tín dụng

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Lập hợp đồng cấp tín dụng không đủ các nội dung theo quy định của pháp luật;
  • Miễn, giảm lãi suất cấp tín dụng không đúng quy định của pháp luật;
  • Cơ cấu lại thời hạn trả nợ không đúng quy định của pháp luật;
  • Áp dụng lãi suất cấp tín dụng không đúng quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Cấp tín dụng không có hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản;
  • Thu không đúng quy định của pháp luật các loại phí liên quan đến hoạt động cấp tín dụng;
  • Ép khách hàng sử dụng tiền vay gửi lại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Cấp tín dụng đối với tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
  • Cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng;
  • Vi phạm quy định về cấp tín dụng tại Khoản 3 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng;
  • Vay vốn thông qua khách hàng vay;
  • Ký hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân có các hành vi trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tương ứng. Ngoài ra, tổ chức/cá nhân vi phạm pháp luật về hoạt động tín dụng sẽ bị xử lí hình sự theo Điều 179, Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10.

Sau khi tìm hiểu những quy định của pháp luật về lãi suất vay tiêu dùng, hy vọng bạn sẽ biết cách lựa chọn sản phẩm vay an toàn và hiệu quả, hạn chế tranh chấp phát sinh trong tương lai cũng như bảo vệ quyền lợi của bản thân khi có sai phạm xảy ra.

0 / 5. 0