12 lỗi tiêu tiền thông dụng và cách phòng tránh

1020

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 12 lỗi tiêu tiền thông dụng nhất nhằm giúp bạn dễ dàng ý thức những sai lầm trong tiền bạc và tìm cách phòng tránh chúng. 

Lỗi sử dụng tiền để tiết kiệm

Lỗi sử dụng tiền để tiết kiệm
Lỗi dễ mắc phải khi tiết kiệm tiền.

1. Lãng phí thời gian 

Đối với các bạn trẻ, việc tiết kiệm được một khoản tiền nào đấy sẽ vô cùng hấp dẫn bởi khi ấy chúng ta chưa kiếm được quá nhiều tiền và chúng ta dễ dàng thỏa mãn với con số mình đạt được. Nhưng bạn có biết rằng tuổi trẻ thứ quý giá nhất chính là thời gian? Bởi thế, nếu chúng ta chỉ biết tập trung vào tiết kiệm mà không tận dụng thời gian để tối đa hóa số dư tài khoản thì có phải rằng ta đang lãng phí số tiền mình tiết kiệm được hay không? Hãy học thói quen tiết kiệm và đầu tư để nhận được những khoản lãi và thu nhập từ chính số tiền mình đang tiết kiệm nhé. 

2. Không quan tâm đến lãi suất 

Bạn sẽ làm gì với số dư tài khoản lãi suất thấp trong nhiều năm? Đã đến lúc bạn cần thay đổi để nhận được nhiều hơn từ số tiền tiết kiệm đấy. Một cách khá hữu hiệu là hãy chuyển số tiền đó vào tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao hơn sau khi tham khảo từ các ngân hàng nhé. 

3. Chuyển tiền thủ công 

Bạn sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng tiêu tiền mất kiểm soát và không tiết kiệm được gì khi bạn tự chi tiêu và chuyển tiền không kế hoạch. Do đó, hãy thiết lập chế độ chuyển tiền tự động từ tiền lương vào tài khoản tiết kiệm cũng như thanh toán các hóa đơn tự động để đảm bảo rằng bạn không bao giờ bỏ sót một khoản nào và số dư sẽ luôn được kê khai rõ ràng. 

Lỗi sử dụng tiền để đầu tư

Lỗi sử dụng tiền để đầu tư
Các sai lầm dễ mắc phải khi sử dụng tiền đầu tư.

1. Phí đầu tư cao 

Khi bạn bỏ chi phí đầu tư quá nhiều thì tiền lãi bạn nhận được sẽ càng ít. Hãy cân nhắc kỹ khi bạn ra quyết định đầu tư vào hạng mục nào đó cũng như lưu ý về các khoản chi phí đi kèm hoặc phí giao dịch vốn không cần thiết hoặc tốn quá nhiều. 

2. Để cảm xúc ảnh hưởng 

Bạn dễ dàng bị ảnh hưởng bởi thị trường đầu tư khi nếu nhận tin xấu, bạn hoảng loạn, lo lắng còn khi có tin vui lại làm cho bạn chi tiêu thả ga với số tiền lãi mình kiếm được. Hãy kiểm soát cảm xúc để có một kế hoạch đầu tư dài hạn và vững chắc. 

3. Không nghiên cứu rõ thị trường và cách thức vận hành của kênh đầu tư

Bạn dễ dàng nhảy vào đầu tư một cái gì đó mà chưa dành thời gian để nghiên cứu kỹ sẽ rất dễ gặp thất bại. Vì vậy, hãy tìm một chuyên gia giúp bạn phát triển một chiến lược đầu tư phù hợp nhưng đừng quên bổ sung kiến thức cho bản thân qua các nguồn sách, các khóa học giúp bạn hiểu rõ hơn cái mà bạn đang đầu tư. 

Lỗi sử dụng tiền để trả nợ 

Lỗi sử dụng tiền để trả nợ
Những sai lầm nào dễ mắc phải khi sử dụng tiền để trả nợ?

1. Chờ đợi đến khi bạn kiếm đủ 

Bạn không thể đảm bảo rằng thu nhập của bạn sẽ tăng lên nhưng bạn biết rõ rằng khoản nợ sẽ đắt hơn nếu bạn để nó càng lâu. Ngay cả khi lãi suất không tăng nhưng trong một số trường hợp, tiền lãi sẽ tăng theo cấp số nhân khiến bạn không lường trước được. Vì vậy, lên kế hoạch cam kết trả nợ trong thời gian sớm nhất có thể sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá vì tiền lãi. 

2. Không ưu tiên trả nợ các khoản vay từ tổ chức tài chính

Lãi suất các khoản vay tín chấp từ các tổ chức tài chính trung bình là 15 – 18% nên nếu không ưu tiên trả nợ các khoản vay có lãi suất lớn này, bạn sẽ dễ hoảng loạn vì số lãi thực tế lớn hơn mức dự tính quá nhiều. Một kế hoạch cắt giảm chi phí và tìm cách tăng thu nhập cụ thể để trả nợ nhanh hơn sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn, tạo sự an toàn về tài chính và giảm căng thẳng trong dài hạn.

3. Quên thời hạn nhận ưu đãi 

Một cách để xóa nợ nhanh hơn là sử dụng ưu đãi. Nếu bạn có thể trả hết nợ trước thời hạn sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền lãi bởi ưu đãi về lãi suất phải trả. Vì nếu bạn để tỷ lệ lãi suất ưu đãi ban đầu hết hạn thì khoản phí trên số dư còn lại có thể tăng vọt lên và có khả năng khiến bạn trở nên căng thẳng hơn rất nhiều.

Lỗi sử dụng tiền khi sử dụng thẻ tín dụng

Lỗi sử dụng tiền khi sử dụng thẻ tín dụng
Lạm dụng thẻ tín dụng là sai lầm nhất khi sử dụng thẻ.

1. Lạm dụng thẻ 

Nếu bạn không kiểm soát được việc cà thẻ quá nhiều thì hãy cất nó đi nhưng đừng đóng tài khoản bởi sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng, cũng như lịch sử nợ xấu của bạn. 

2. Quên thanh toán nợ thẻ tín dụng

Nếu bạn quên trả nợ thẻ tín dụng và hành động này lặp lại thường xuyên, bạn phải nhận chuỗi hậu quả “đáng sợ” hơn bạn nghĩ bao gồm: tiền phạt trả không đúng hạn cao, hạ xếp hạng tín dụng, liệt vào nhóm nợ xấu, uy tín tài chính cá nhân giảm trong mắt các tổ chức tín dụng, khiến cho việc đi vay tài chính hay đơn giản là tăng hạn mức thẻ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Do đó, hãy thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng ngày đáo hạn một cách nghiêm túc đồng thời thiết lập thanh toán tự động đảm bảo bạn sẽ không bao giờ phải quên một hóa đơn hay khoản vay nào cả.

3. Không kiểm tra báo cáo tín dụng 

Thông tin lịch sử tín dụng trên CIC là yếu tố quan trọng để các tổ chức tín dụng nhận diện về uy tín và tình trạng tài chính của bạn. Khi bạn đã sử dụng các dịch vụ liên quan đến vay tín dụng, hãy tập thói quen kiểm tra báo cáo tín dụng của mình hàng tháng để tránh trường hợp thông tin sai lệch hoặc có những khoản nợ “từ trên rơi xuống” mà bạn không hề hay biết, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của bạn trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

Không ai là hoàn hảo cả nhưng những sai lầm về tiền bạc hay rộng hơn là quản lý tài chính cá nhân khi sử dụng thẻ tín dụng, trả nợ, đầu tư hoặc tiết kiệm sẽ khiến bạn mất một khoảng thời gian dài để sửa chữa trong khi 12 lỗi sử dụng tiền phổ biến trên hoàn toàn có thể phòng tránh ngay từ ban đầu.

0 / 5. 0