Đối với những trường hợp cấp bách đòi hỏi một số tiền lớn, bạn hoàn toàn có thể xoay sở dễ dàng hơn với quỹ dự phòng tài chính hoặc các kế hoạch vay vốn phù hợp nhất.
Mỗi cá nhân đều có thể chi tiêu ổn thỏa với mức thu nhập mỗi tháng của mình. Tuy nhiên, nếu có trường hợp khẩn cấp xảy ra, khoản ngân sách chi tiêu sẽ không thể đáp ứng được thời hạn và nhu cầu cần thiết.
Vì vậy, để có thể nhanh chóng giải quyết các vấn đề cấp bách đòi hỏi một khoản tiền lớn, bạn có thể áp dụng vay tín chấp hoặc lập một quỹ dự phòng tài chính cho bản thân.
Nội dung
Phương án 1: Quỹ dự phòng tài chính
1. Quỹ dự phòng tài chính là gì?
Quỹ dự phòng tài chính là một khoản tiền được tích lũy để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp, những vấn đề không may trong cuộc sống có thể xảy ra và đòi hỏi bạn một khoản ngân sách lớn.
2. Tại sao bạn nên lập quỹ dự phòng tài chính?
Thực tế, chúng ta luôn không lường trước được những vấn đề có thể “ập đến” trong cuộc sống bất cứ lúc nào, đơn cử như một chứng bệnh nghiêm trọng tốn nhiều chi phí điều trị, hay bạn cần xoay sở chi phí sinh hoạt trước thời gian kiếm công việc mới,…
Do đó, một quỹ dự phòng tài chính là vô cùng cần thiết để hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề tài chính trong những giai đoạn như thế, mà không cần phải “vay nặng lãi” hay rơi vào trạng thái không thể xoay chuyển.
Không chỉ vậy, quỹ dự phòng tài chính là một phương án giúp bạn có tâm lý an toàn hơn, đồng thời áp dụng được các phương pháp sống tiết kiệm hiệu quả.
3. Lập quỹ dự phòng tài chính như thế nào?
Cách đơn giản nhất để lập quỹ dự phòng tài chính cá nhân là trích một phần thu nhập mỗi tháng cho đến khi đạt được con số đã đề ra.
Theo các chuyên gia, số tiền cần thiết cho một quỹ dự phòng nên tương ứng với chi phí sinh hoạt của bạn trong một kỳ hạn nhất định, ví dụ như 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Giả sử bạn có thu nhập 8 triệu/tháng, tiết kiệm được 1 triệu và toàn bộ số tiền còn lại dùng để trang trải cuộc sống. Vậy nếu đặt mục tiêu là quỹ dự phòng 3 tháng, nghĩa là khoản quỹ của bạn cần có là 3×7=21 triệu.
Tùy theo mức thu nhập, bạn có thể trích một phần từ 10-20% hoặc hơn để đưa vào khoản dự phòng. Hình thức lập quỹ có thể tương tự như một khoản tiết kiệm. Tuy nhiên, tiết kiệm là tích góp nhiều khoản nhỏ, tích càng nhiều thì càng tốt, còn với quỹ dự phòng tài chính, bạn nên xác định nó là một khoản cố định để đảm bảo an toàn tài chính của mình. Hãy cố gắng để nhanh chóng đạt được mục tiêu và chỉ sử dụng trong những tình huống cấp thiết.
Phương án 2: Vay tín chấp
1. Vay tín chấp là gì?
Vay tín chấp là một hình thức vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Các tổ chức tài chính sẽ xét duyệt khoản vay dựa trên uy tín, khả năng tài chính và lịch sử tín dụng của người đi vay.
2. Tại sao bạn nên vay tín chấp?
Ưu điểm lớn nhất của vay tín chấp chính là không yêu cầu tài sản thế chấp. Một số tổ chức tín dụng có thể hỗ trợ khoản vay lớn, với điều kiện và thủ tục cho vay đơn giản, xét duyệt, giải ngân nhanh chóng ở mức lãi suất phù hợp.
Nếu không thể lập nguồn quỹ dự phòng tài chính, vay tín chấp là một phương pháp có lợi để bạn xoay sở cho những thời điểm cần xoay vốn lớn một cách tiết kiệm thời gian nhất.
3. Vay tín chấp như thế nào?
Bạn có thể dễ dàng xin vay, đặc biệt là các khoản vay tín chấp dưới 100 triệu chỉ dựa trên lịch sử tín dụng tốt, có các loại giấy tờ chứng minh tài chính tùy theo hình thức vay như:
- Vay tín chấp bằng bảng lương
- Vay tín chấp bằng thẻ tín dụng
- Vay tín chấp bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Bạn có thể đến các tổ chức tài chính để nhận tư vấn miễn phí về hình thức vay, cách thức tính lãi, thanh toán và hướng dẫn làm thủ tục vay đơn giản. Thời hạn xét duyệt và giải ngân chỉ mất 1-3 ngày là bạn có thể nhận được khoản vay mong muốn của mình.
Không ai mong muốn những tình huống xấu sẽ xảy ra, nhưng có sự chuẩn bị để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng luôn là phương án tốt nhất cho bạn. Lập ra một quỹ dự phòng tài chính hay nắm bắt rõ cách thức vay tín chấp sẽ giúp bạn luôn trong tâm thái sẵn sàng đối mặt và xử lý mọi rủi ro.
Có thể bạn quan tâm: