5 bước để cân đối ngân sách cá nhân khi có khoản chi đột xuất

1113
Can Doi Ngan Sach

Bên cạnh những nhu cầu cố định hàng tháng, bạn thường phải đối mặt với vô số những nhu cầu đột xuất khác. Với một ngân sách hữu hạn, những khoản chi tiêu đột xuất hoàn toàn có thể làm cuộc sống của bạn chao đảo. Vậy làm thế nào để cân đối ngân sách cá nhân một cách hiệu quả, tiết kiệm và đầu tư cho tương lai… Hãy tìm câu trả lời qua các bước dưới đây.

1. Đánh giá tổng thể việc chi tiêu của bạn đã ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách cá nhân như thế nào?

cân đối ngân sách cá nhân
Tầm quan trọng của cân đối ngân sách cá nhân 

Chỉ mới đầu tháng thôi mà số tiền của bạn dành cho chi tiêu tháng này đã ra đi gần hết. Điều đầu tiên bạn phải làm chính là nhìn lại những thứ bạn đã tiêu xài: là không thể tránh khỏi hay chỉ là bạn hứng lên và vung tay quá trớn. Nhìn lại tình huống hiện tại, bạn đã chi tiêu vượt mức bao nhiêu và còn lại như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến việc chi tiêu vượt mức, điều đó sẽ tiếp tục diễn ra hay bạn có thể ngưng nó ngay lập tức?

Nếu việc chi tiêu đột xuất phát sinh hoàn toàn do lỗi của bạn, bạn không thể kiềm chế ham muốn tiêu xài của bạn thì bước đầu tiên cải thiện tình hình đó là thừa nhận sai sót với bản thân và những người xung quanh, tìm những người bạn đáng tin tưởng và tâm sự với họ, yêu cầu họ nhắc nhở bạn mỗi khi bạn mua sắm… giúp bạn tránh mua những món đồ vô bổ  Đơn giản hơn bạn hãy tìm 1 ứng dụng chi tiêu giúp bạn liết kê ra các khoản chi và đánh giá xem các khoản chi đã hợp lí hay chưa.

2. Sử dụng ngân sách khẩn cấp

Tích lũy khẩn cấp được cho là số tiền “bất khả xâm phạm” với nhiều người nhưng sử dụng nó là một điều cần thiết giúp bạn vượt qua khó khăn hiện tại. Một điều hay của việc này đó là bạn sẽ e dè, cân nhắc và tiết kiệm hơn. Tuy nhiên sau khi sử dụng, bạn nhất định phải bù vào ngay số tiền đã sử dụng nếu như không muốn trắng tay trong những lần sắp tới.

Có thể bạn đang quan tâm: Bí quyết lập kế hoạch tài chính trước tuổi 30

3. Ngưng tiêu xài 

cân đối ngân sách cá nhân
Hãy cố thay đổi thói quen đấy ít nhất là trong giai đoạn khó khăn này.

Điều này nghe thật khó khăn phải không? Việc cân đối ngân sách sẽ không thể khá lên nổi nếu bạn tiếp tục tiêu tiền nhiều hơn nữa. Nhiều khi tiêu tiền đã trở thành thói quen và bạn nghĩ việc tiêu xài giúp bạn khuây khỏa… Hãy cố thay đổi thói quen đấy ít nhất là trong giai đoạn khó khăn này. Ví dụ: ngừng ngay những bữa ăn nhà hàng sang chảnh, những đồ ăn vặt, ăn nhanh… thay vào đó bạn hãy tự nấu những bữa ăn ngon, ăn những đồ ăn đơn giản… Ngừng mua vô tội vạ áo quần, đồ dùng chỉ vì ham rẻ mỗi khi chúng giảm giá mà chẳng bao giờ dùng đến.

4. Tìm sự hỗ trợ kinh tế

Khi việc tiếp tục chi tiêu là không thể tránh khỏi, bạn có thể tìm sự hỗ trợ từ người thân hoặc công ty tài chính. Hỏi vay người thân có vẻ là một điều khá ngại ngùng, nhưng những người thật sự yêu thương bạn sẽ không bỏ rơi bạn lúc khó khăn – đó là người nhà của bạn. 

Vay tín chấp tại các công ty tài chính uy tín cũng nên được cân nhắc nhưng một giải pháp thích hợp để cân đối ngân sách cá nhân khi chi trả những khoản dài hạn như sửa nhà, mua xe, đi du học… những khoản không thể đáp ứng khi chỉ vay mượn người thân.

cân đối ngân sách cá nhân
Vay tín chấp giúp bạn cân đối ngân sách 

Có thể bạn quan tâm:

Bên cạnh 2 giải pháp trên, nếu bạn có những món đồ giá trị, ngại sự phức tạp và nhạy cảm khi vay mượn, bạn có thể tìm đến việc bán đồ, cầm đồ… Đó cũng là cơ hội để “thanh lý bớt” những đồ vật bạn không sử dụng đến, giúp chúng không bị hao hụt giá trị sử dụng.

5. Lập kế hoạch về những khoản chi tiêu sắp tới

Đầu tiên, hãy viết ra những khoản chi tiêu mà bạn “không tiêu không được” trong tháng tới như tiền nhà, tiền điện nước, tiền sinh hoạt phí… đó là số tiền bạn phải để riêng ra và không được đụng tới nếu không muốn cuộc sống của mình gặp rắc rối. 

Tiếp theo, lập danh sách những thứ bạn nghĩ mình sẽ mua trong vòng 3-6 tháng tới, bao gồm các mặt hàng tiêu dùng như máy tính, ti vi, tủ lạnh… hay một số chi liên quan đến tài chính, đầu tư như tiền gửi tiết kiệm, tiền đóng bảo hiểm, tiền lãi ngân hàng… những thứ tiền bạn đóng vài tháng một lần cũng cần phải tiết kiệm ngay từ hôm nay.

Liệt kê những khoản chi trong vòng 5 – 10 năm tới mà bạn phải tiết kiệm lâu dài như tiền học Đại học của con, tiền mua nhà,…

Và cuối cùng không thể thiếu đó là “ngân sách khẩn cấp” chỉ sử dụng khi nguy cấp nhất.

Việc liệt kê những khoản trên giúp bạn có một quyết tâm sắt đá việc dừng tiêu xài hoang phí và cho bạn một định hướng chi tiêu hợp lí trong tương lai. 

Sau khi đọc xong những nguyên tắc trên, hãy thực hiện ngay lập tức. Cân đối ngân sách cá nhân không hề dễ, nhưng không phải là không thực hiện được. Bạn chỉ có thể khi  quyết tâm thực hiện đến cùng, không trì hoãn và không nuông chiều những cảm xúc bốc đồng của mình. Chúc bạn thành công!

0 / 5. 0