Những lối mòn trong thói quen và cách suy nghĩ, sự ảnh hưởng từ môi trường xung quanh chính là lí do chính khiến chúng ta cứ mãi trong vòng luẩn quẩn mà không đạt được các mục tiêu tài chính quan trọng. Việc hiểu nguyên nhân và hiểu các thói quen của bản thân từ đó dần dần đón nhập những thói quen mới sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu đã định một cách bền vững hơn. Cùng tìm hiểu cách thực hiện qua 5 mẹo loại bỏ thói quen chi tiêu xấu dưới đây nhé!
Phần lớn chúng ta đã từng vài lần đặt ra các mục tiêu tài chính, phấn khởi đạt được những cột mốc nhất định, và dần dần những điều “ngoại lệ” nho nhỏ xuất hiện, đánh lạc hướng ta ra khỏi hành trình đã định, trở về gần như với mức ban đầu và một sự thất vọng cho các nỗ lực đã bị phí phạm.
Câu hỏi ở đây là làm cách nào để tránh đi những lối mòn trong quá trình tiến tới các mục tiêu tài chính? Vượt qua vòng luẩn quẩn của cảm giác hào hứng, đắn đo, và sau đó hối hận? Sau đây là một số phương pháp hay thói quen tài chính lẫn phi tài chính giúp bạn giữ vững tốc độ và tránh “lạc đường”.
Nội dung
- 1. Đi từ việc thay đổi thói quen nhỏ, đừng đặt mục tiêu thay đổi quá tham vọng
- 2. Mạnh dạn thực hiện thay đổi lớn nếu cần thiết
- 3. Ghi nhận sự nỗ lực của bản thân bằng những món quà tinh thần
- 4. Tự động hoá chuyển tiền tiết kiệm vào một tài khoản riêng biệt
- 5. Chủ động loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực
1. Đi từ việc thay đổi thói quen nhỏ, đừng đặt mục tiêu thay đổi quá tham vọng
Thay vì nhắm đến các mục tiêu vĩ mô và hào nhoáng, bạn có thể nhắm đến các mục tiêu nhỏ hơn nhưng dài hạn, và tích cóp thêm các mục tiêu nhỏ khác theo thời gian. Ví dụ như việc quyết tâm không chi tiêu xa xỉ trong vòng 1 tháng ngoại trừ các khoản thật sự cơ bản, và sau đó nhận ra nhiều mặt khác trong cuộc sống bị ảnh hưởng bởi thay đổi đột ngột này.
Hãy thử tưởng tượng bạn muốn nâng cao sức khoẻ và giảm nguy cơ huyết áp cao, bạn quyết định thử chế độ dinh dưỡng thuần thực vật trong vòng một tháng. Đây là một thay đổi quá lớn khiến cơ thể và khẩu vị lẫn tinh thần của bạn không phải ứng kịp thời, sinh ra phản ứng gay gắt như thèm ăn, ăn uống thiếu chất do chưa thành thạo các nguồn đạm thay thế cho đạm động vật.
Vì vậy khi muốn thay đổi, hãy chọn một phương pháp tiếp cận “dễ thở” hơn đó là chọn cho mình 5 thay đổi thói quen tài chính nhỏ và từ từ đưa các thay đổi này vào cuộc sống thường ngày đến khi trở thành một thói quen hiểu nhiên.
Có thể bạn đang quan tâm: VAY TÍN CHẤP THEO LƯƠNG CÓ CẦN THẾ CHẤP KHÔNG?
2. Mạnh dạn thực hiện thay đổi lớn nếu cần thiết
Nếu bạn thật sự muốn dồn sự đầu tư vào những thay đổi lớn để cắt giảm ngân sách, hãy làm nó trở nên dài hạn và không thể trở lại lối sống như trước. Ví dụ:
- Chuyển nhà đến khu vực ít đắt tiền hơn: Có thể là một căn nhà nhỏ với tiền trả góp hằng tháng ít hơn, kéo theo các chi phí đính kèm như tiền điện, nước, năng lượng, bảo hiểm ít hơn.
- Thay đổi công việc: Nâng cấp CV và gửi đến những cơ hội việc làm mới với mức thu nhập cao hơn, đồng nghĩ với việc bước khỏi vùng an toàn của công việc và văn hoá công ty, ngành nghề hiện tại.
3. Ghi nhận sự nỗ lực của bản thân bằng những món quà tinh thần
Một khi bạn nhận ra sự nỗ lực của bản thân đã đem lại những kết quả đáng kể, bạn nên cho phép mình những món quà có giá trị tinh thần mà không đòi hỏi nhiều chi phí.
- Dành tặng bản thân thời gian thư giãn mà không bị quấy rầy: Đọc sách, nghe nhạc, xem Netflix series, leo núi, đạp xe. Miễn là hoạt động bạn ưa thích và thường xuyên nghĩ đến mà ít có thời gian hay cơ hội thực hiện.
- Thực hiện các thay đổi về phong cách sống khác: Việc phát triển nguồn lực tài chính vững mạnh đồng nghĩa với việc bạn có thể dành tặng bản thân sự tự do được chọn một công việc khác thay vì công việc hiện tại mà bạn không còn yêu thích nữa. Hoặc có thể đó là quyết định chấm dứt các mối quan hệ không đem lại hạnh phúc hay sự an tâm cho bạn.
4. Tự động hoá chuyển tiền tiết kiệm vào một tài khoản riêng biệt
Nếu bạn chủ ý muốn có một khoản tiết kiệm hằng tháng, đừng chi tiêu hết tháng và sau đó để dành khoản còn lại mà hãy thiết lập cài đặt chuyển khoản tự động trích từ tài khoản thu nhập. Chế độ tự động này sẽ giúp bạn xây dựng nguồn lực tài chính bền vững và loại bỏ nhu cầu chi tiêu số tiền hiện có trong tài khoản.
5. Chủ động loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực
- Cẩn thận phân tích các tình huống dễ dàng khiến bạn mắc phải các quyết định chi tiêu sai lầm. Bạn thường thực hiện các quyết định này ở đâu? Với ai? Sử dụng hình thức thanh toán nào, tiền mặt hay thẻ? Nguồn thông tin nào dẫn đến quyết định này? Khi biết được nguồn gốc sâu xa của những chi tiêu không cần thiết, bạn sẽ dễ dàng cắt bỏ những nguy cơ này ngay từ ban đầu.
- Giảm bớt nguồn ảnh hưởng xấu. Nếu bạn có hội bạn bè thường xuyên khuyến khích bạn chi tiêu nhiều hơn, bạn không cần cắt đứt mối quan hệ nhưng cần hiểu mức độ giao tiếp để không làm ảnh hưởng đến tài chính cá nhân. Nếu bạn nhận thấy bản thân thường bị cuốn hút vào một số trang web mua sắm nhất định, chặn các trang web này lại. Nếu mỗi lần bạn vào Instagram và một số profile tạo nên cảm giác ghen tị hay nhu cầu sử dụng dịch vụ, tốt nhất bạn nên ngừng theo dõi các tài khoản này.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn tiến gần hơn những mục tiêu tài chính quan trọng mình đặt ra cho bản thân. Chúc bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm:
- Hiểu thế nào về mục tiêu tài chính? Cách thiết lập và hoàn thành mục tiêu tài chính cá nhân phù hợp
- Những mục tiêu tài chính cho người dưới 30 tuổi cần đạt
- Cách thiết lập mục tiêu đầu tư hướng tới tự chủ tài chính cho các bạn trẻ