6 bước giúp bạn trả nợ nhanh chóng

1208

Cuộc sống hiện đại với trăm ngàn thứ cần phải chi tiêu thì chuyện nợ nần dường không thể tránh khỏi. Dĩ nhiên, không ai muốn bản thân rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Nếu bạn đang có nguy cơ rơi vào tình trạng này thì hày thực hiện ngay 6 bước cân đối ngân sách đơn giản dưới đây. Chúng sẽ giúp bạn chi trả đầy đủ và đúng hạn những khoản nợ đang mất kiểm soát của mình.

Bước 1: Cân đối các khoản nợ

Trả nợ nhanh chóng
Để trả nợ nhanh chóng, bước đầu tiên bạn cần làm là cân đối các khoản nợ

Để bắt đầu trả nợ, điều đầu tiên bạn phải đảm bảo là không được có thêm nợ. Điều này có nghĩa là bạn phải biết cách kiểm soát những khoản nợ hiện có của mình. Hàng tháng, bạn nên dành một ít thời gian để cân đối lại các khoản thu – chi cá nhân của mình. Đây là bước đầu tiên giúp bạn kiểm soát thực trạng tài chính của mình. Bạn cần nắm rõ bạn đang phải chi những khoản gì và đặc biệt là tình hình trả nợ của bạn như thế nào. Nếu bạn muốn thoát nợ nhanh chóng, hãy tìm cách để các khoản nợ giảm dần theo thời gian chứ đừng tăng thêm. Việc lạm dụng những khoản nợ bây giờ chính là gia tăng áp lực trả nợ cho bản thân sau này.

Bước 2: Ưu tiên trả nợ nhiều lãi

Lãi suất là một phần tất yếu trong bài toán tài chính vay-nợ. Nếu bạn đi vay những khoản tiền để phục vụ cho việc mua nhà, mua xe hay sắm đồ công nghệ, bạn phải chuẩn bị tinh thần trả thêm một khoản lãi suất nhỏ. Đừng tiếc rẻ hay chần chừ thanh toán những khoản vay nợ có lãi này. Nó sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn, đồng thời bạn cũng sẽ phải chịu thêm những khoản tiền phạt trễ hạn.

Xem thêm:

Bước 3: Phân biệt nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

trả nợ nhanh chóng
Bạn nên phân loại các khoản nợ dựa trên lãi suất thực tế.

Sau khi đã hoàn tất thanh toán những khoản nợ trả lãi từ các tổ chức tài chính thì những khoản nợ cá nhân còn lại như vay mượn người thân, bạn bè cần phải được phân chia theo hai loại: ngắn hạn cần trả gấp hay dài hạn có thể trả dần từng tháng. Việc chia ra như vậy sẽ giúp bạn có kế hoạch trả nợ khoa học hơn. Cụ thể, bạn sẽ phải giải quyết nhanh các món nợ ngắn hạn và giải quyết từng phần của nợ dài hạn để theo đúng cam kết bạn đề ra với người cho bạn mượn tiền.

Bước 4: Hãy tính nợ vào khoản phải chi hàng tháng

Một thói quen mà người tiêu dùng thường mắc phải đó chính là không tính các khoản nợ vào chi tiêu hàng tháng. Quan niệm nợ là nợ, chi tiêu là chi tiêu là một quan niệm sai lầm. Trước sau gì bạn cũng sẽ phải trả nợ vậy tại sao bạn không lên kế hoạch trước cho chuyện đó. Giả sử bạn nợ một khoản tiền 10 triệu trong thời hạn nửa năm và bạn chi tiêu một tháng khoảng 4 triệu đồng. Như vậy sau khi nợ, kể từ tháng đầu tiên bắt đầu khoản nợ này, bạn nên tính vào khoản chi của mình là 6 triệu đồng (trong đó bao gồm 2 triệu đồng tiền nợ). Có như vậy bạn sẽ mặc định một tháng chi tiêu 6 triệu. Và khi đến hạn trả nợ thì bạn cũng có vừa đủ khoản tiền để trả mà không phải lo chạy đôn chạy đáo.

Bước 5: Hạn chế các nhu cầu chi tiêu khác trong thời gian trả nợ

Hạn chế chi tiêu trong thời gian có nợ
Hạn chế chi tiêu không hợp lý trong thời gian trả nợ

Khi đang nợ nần, hãy hạn chế bản thân chi tiêu những khoản ngoài những mục chi tiêu thiết yếu Điều này không có nghĩa là bạn không được phép mua sắm cho bản thân nhưng hãy tập thói quen cân nhắc thật kĩ trước khi ra quyết định. Đừng mua chỉ vì món đồ đó đang giảm giá nhiều hay chỉ để “xả stress”. Đây là thời điểm rất nhạy cảm cho bất kì khoản chi tiêu thừa thãi nào.

Bước 6: Giữ vững tâm lý trong mọi tình huống

Tâm lý của một người trong cảnh nợ nần không bao giờ có thể thoải mái. Áp lực tài khoản thường xuyên về 0 dù mình đã cố gắng vất vả kiếm tiền là không hề nhỏ. Nhưng dù trong tình huống tồi tệ đến đâu, bạn cũng nên bình tĩnh, giữ vững tinh thần và tiếp tục làm tốt công việc của mình. Có như vậy bạn mới có thể thoát khỏi vòng xoáy áp lực này. Đừng ưu tiên hưởng thụ bây giờ mà hãy đặt nó sau cùng, sau khi bạn đã làm việc chăm chỉ, trả nợ đúng hạn. Đó mới chính là phần thưởng thực sự.

Trên thực tế, nợ nần không đáng sợ như bạn tưởng. Chỉ cần bạn thực sự biết cách để trả nợ đúng hạn. Đó cũng một phần là động lực để giúp bạn thực sự nỗ lực hơn trong công việc, nhằm mục đích có thể tự do tài chính cá nhân. Chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:

0 / 5. 0