Thực tế có rất nhiều bạn trẻ năng động, kiếm được tiền. Nhưng cứ mỗi cuối tháng lại rỗng túi. Nhưng ai biết điểm dừng thì sẽ cố gắng cầm cự cho đến khi nhận lương của tháng sau. Còn những ai, vốn đã quen với việc chi tiêu thoải mái thì lại tìm đến những khoản vay tín dụng. Và cái bẫy mà nợ nần đã giăng ra bắt đầu từ đây. Vậy đâu là sai lầm trong quản lý tiền bạc hiệu quả khiến bạn luôn rơi vào tình trạng rỗng túi?
Nội dung
1. Quan niệm tiền bạc là để phục vụ cho nhu cầu bản thân
Hoàn toàn không sai khi cho rằng tiền bạc để phục vụ nhu cầu bản thân. Bạn làm việc vất vả thì bạn sẽ xứng đáng nhận được những thành quả tương xứng. Và thành quả ấy thể hiện ở số tiền mà bạn kiếm được. Có tiền, bạn sẽ thoải mái mua những gì mình thích, đi đến những nơi mình muốn. Nhưng điều đó đã thực sự đủ và cần thiết đối với bạn hay chưa?
Thực chất nhu cầu của bạn sẽ tăng và không hề giảm. Thu nhập càng tăng thì nhu cầu của bạn cứ thế mà tăng lên. Và rồi bạn cũng sẽ mua sắm những thứ mà bạn không thực sự cần đến nó. Và đây cũng chính là một phần nguyên nhân gây nên tình trạng rỗng túi của bạn.
Tỷ phú Warren Buffett có một câu nói rất nổi tiếng đó là: “Nếu bạn mua những thứ bạn không cần thì sớm muộn bạn cũng sẽ phải bán đi những thứ mình cần”. Đúng là tiền bạc phục vụ cho nhu cầu bản thân chúng ta, nhưng không có nghĩa là bạn có thể lấy cớ này để mua sắm những thứ mà chính bản thân bạn còn cảm thấy rằng nó không thực sự cần thiết. Hãy nhớ rằng: Tiền bạc ngoài việc phục vụ cho nhu cầu của chúng ta thì nó còn được dùng để sinh ra tiền.
2. Bạn chi tiêu nhiều hơn số tiền mình kiếm được
Có nhiều bạn làm được 1, nhưng lại tiêu đến 10. Thực trạng này rất phổ biến, tất nhiên, bạn có thể tự hưởng thụ theo cách của riêng mình. Việc chi tiêu nhiều hơn số tiền mà mình kiếm được chắc chắn sẽ khiến bạn nhanh chóng rơi vào tình trạng rỗng túi. Cần nhanh chóng khắc phục ngay thói quen này nếu như bạn không muốn tình trạng tài chính vốn đã rất mong manh của mình lại càng thêm khó khăn.
Bên cạnh đó, việc chi tiêu quá mức thu nhập của mình cũng cho thấy được sự quản lý tiền bạc thiếu khoa học của bạn. Và kết quả là bạn sẽ không hề có một khoản tài chính dự phòng nào.
3. Bạn không biết thực sự mình đã có bao nhiêu và chi tiêu bao nhiêu
Tất nhiên bạn phải biết được cụ thể thu nhập của mình là bao nhiêu. Nhưng bạn sẽ không thể biết được mình đã chi tiêu như thế nào, chi tiêu những gì trong từng tháng. Khi bạn luôn xem việc giữ lại các hóa đơn là điều không cần thiết thì nó vô tình khiến bạn không thể kiểm soát được hiện tại bạn đang có bao nhiêu tiền và đã chi tiêu bao nhiêu tiền.
Có thể bạn sẽ cảm thấy những con số tài chính khô khan, hoặc bạn cảm thấy nó sẽ khiến cho tâm trạng của mình chùng xuống vì đã trót vung tay quá trớn. Chỉ khi nào bạn có thể đối mặt được với nó thì bạn mới biết cách để kiểm soát chi tiêu của mình sao cho phù hợp.
Kiếm được tiền đã khó khăn. Nhưng quản lý tiền bạc hiệu quả lại càng khó khăn hơn. Bởi vì lúc ấy bạn phải cân nhắc rất nhiều khoản chi tiêu khác nhau. Cùng với đó là phải thay đổi thói quen chi tiêu của mình. Nhưng đó chính là cách để bạn không phải rơi vào tình trạng “rỗng túi” mà hàng tháng bạn không hề muốn đối mặt.
Có thể bạn quan tâm: