Hướng dẫn theo dõi chi phí chi tiêu của bạn một cách chi tiết

1637
Theo Doi Chi Tieu

Bạn bắt đầu ý thức hơn và dành nhiều thời gian suy nghĩ về mức chi tiêu hằng tháng, đây là một bước tích cực nhưng vẫn chưa đủ để thực sự theo dõi chi tiêu các chi phí cần thiết. Bước cần làm tiếp theo là theo dõi thường xuyên nhằm nắm được một bức tranh chính xác về việc tiền được rót vào các khoản nào, và thật ra thì bạn muốn đầu tư ngân sách của mình vào đâu? 

Nếu bạn bấm vào bài viết này, có khả năng lớn là bạn quan tâm đến việc kiểm soát tài chính của bản thân và mong muốn có một cái nhìn cụ thể hơn trong việc quản lí các khoản chi tiêu. Bạn có thể coi đây là một bước quan trọng giúp đẩy bạn gần hơn đến mục tiêu tài chính của mình.

Sau đây là các bước bạn có thể tham khảo để bắt đầu việc quản lý chi tiêu hằng tháng.

1. Kiểm tra các báo cáo của các tài khoản để theo dõi chi tiêu

Theo Doi Bao Cao
Theo dõi các khoản chi thu hàng tháng.

Nhận ra các thói quen tiêu dùng bằng cách liệt kê và lượt qua tất cả các tài khoản của bạn, bao gồm cả tài khoản tiết kiệm và các loại thẻ tín dụng lẫn ghi nợ. Các báo cáo tài khoản của bạn nói lên điều gì? Bạn sẽ tự mình nhận ra được dòng tiền ra vào tài khoản của mình hằng tháng, và bạn ưu tiên tiêu dùng vào các khoản nào nhất.  

2. Phân loại các mục chi tiêu 

Một số loại thẻ tín dụng sẽ tự động ghi lại các lần mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ, có thể bạn nhận ra chi phí cho cà phê mỗi sáng hoặc trà sữa vài lần một tuần cộng dồn sẽ trở thành một khoảng đáng kể, hoặc bạn đang chi cho các dịch vụ thuê bao định kỳ không đáng có. 

Chi tiêu hằng tháng của bạn sẽ bao gồm các khoản tiêu dùng cố định và các phát sinh. Đối với tiêu dùng cố định như tiền thuê nhà, điện nước, và giải quyết nợ, các khoản này thường sẽ cố định và ít có sự thay đổi. Nhưng bạn có thể linh hoạt hơn trong việc chi tiêu các khoản phát sinh khác như quần áo, ăn uống, và du lịch.

3. Sử dụng ứng dụng di động 

Các ứng dụng quản lý chi tiêu và ngân sách được thiết kế nhằm quản lí tiền bạc một cách thuận tiện nhất, hỗ trợ bạn trong việc phân phối ngân sách vào các khoản chi khác nhau cho các mục tiêu nhất định, tuỳ theo mức thu nhập và mức chi của bạn. Các app này sẽ hữu dụng và đáng được đầu tư nếu bạn chịu khó dành thời gian ghi lại các lần mua sắm và bám sảt vào kế hoạch tiêu dùng của bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

Macintosh HD:Users:MimNguyen:Downloads:man-using-his-iphone-6-on-a-sofa-picjumbo-com.jpg
Kiểm soát chi tiêu qua ứng dụng di động

4. Các lựa chọn khác

Nếu bạn không hứng thú với các loại ứng dụng di động, sử dụng bảng tài chính cá nhân thông qua Excel hay các bản mẫu có sẵn có thể đem lại kết quả rõ hơn. Bạn có thể tìm thấy các công cụ quản lý chi tiêu tại các bài sau:

Hoặc hơn nữa, nếu sở hữu một danh mục đầu tư đa dạng, bạn có thể cân nhắc việc kiểm soát ngân sách và chi tiêu của mình bằng các phần mềm tài chính chuyên nghiệp được lập trình sẵn.

5. Xác định các mục chi tiêu cần chỉnh sửa theo sự thay đổi của nhu cầu

Trong quá trình kiểm soát và quản lí chi tiêu, cần chuẩn bị tinh thần cho các thay đổi nếu cần thiết. Cho dù bạn đã phân loại và chỉ định ngân sách cho các mục chi cố định lẫn phát sinh hằng tháng, nếu nhận ra sự không hợp lí trong thói quen mua sắm hay một số khoản sinh hoạt phí cần được đầu tư nhiều hơn, bạn hoàn toàn có thể chủ động điều chỉnh chiến lược chi tiêu để phù hợp với các mục tiêu của bản than hơn. 

Kiểm tra lịch sử giao dịch và tận dụng các ứng dụng di động sẽ giúp bạn bắt đầu quá trình theo dõi và kiểm soát các khoản chi tiêu cá nhân một cách hiệu quả hơn. Một khi bạn bắt đầu và kiên trì bám sát kế hoạch tài chính của mình, bạn sẽ cảm thấy mục tiêu tài chính của mình ngày càng gần hơn. 

Đọc thêm:

 

0 / 5. 0